Đúng vào thời điểm thế giới dường như đang bị chìm sâu hơn vào cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế, ngôi sao chiếu mệnh của tỉ phú Pháp Bernard Tapie lại bừng sáng – con người từng trải qua đủ cảnh thăng trầm trong sự nghiệp đang tìm kiếm cơ hội phát quang trong những khó khăn chung.
Thua keo này bày keo khác, kể cả nhà giam hay nguy cơ cận kề phá sản đều đã không thể bẻ gãy ý chí vươn lên của doanh nhân khét tiếng này. Mùa hè năm 2009, Tapie lại buộc các phương tiện thông tin đại chúng chú ý khi ông trở về với những công việc lớn như bá tước Monte Cristo tràn trề khát vọng rửa hận.
Thị trường chứng khoán Paris trong thời gian này dường như đã sáng rực lên nhờ những phi vụ làm ăn của ông.
Theo tạp chí Nga Itogi, ông Bernard Tapie được đánh giá như một trong những nhân vật đa sắc và hấp dẫn nhất của thương trường châu Âu. Chính phủ Pháp vừa quyết định không bãi bỏ quyết định của toà án trọng tài tư nhân về vụ việc của Tapie và đồng ý bồi thường cho doanh nhân kiêm chính trị gia này 285 triệu euro.
Với “phần thưởng” đó, ông Tapie người từng được mệnh danh là “kẻ phiêu lưu lớn nhất cuối thế kỷ XX”, hoàn toàn có thể trở lại đội ngũ những người giàu nhất “lục địa cũ”.
Làm gì cũng được
Cái họ Tapie trong tiếng Pháp đồng âm với từ “tapis” (cái thảm). Điều này từng được các phương tiện thông tin đại chúng tận dụng không chỉ một lần khi viết về Tapie. Doanh nhân này được các phóng viên miêu tả như kẻ bay trên “thảm bay” cổ tích, vùn vụt tới làm náo động cả thương trường “nền cộng hoà đệ ngũ” và tiện thể cả chính trường lẫn thế giới thể thao.
Thực tế đã chứng minh, Bernard Tapie đã có lúc giống như một viên đạn thần công, có thể khoan thủng bất cứ bức tường nào. Tai hoạ chỉ ở chỗ: nhiều khi ông đã không biết dừng lại đúng lúc. Lẽ đời, muốn thành đạt chỉ cần ở đúng nơi vào đúng lúc. Bernard Tapie bắt đầu giai đoạn trưởng thành vào đúng cái gọi là “thời đại FranCois Mitterand”, làm vỡ tan tành những định kiến đẳng cấp và củng cố trong lòng “nước Pháp dịu dàng” quyền lực của kim tiền.
Tự bản thân Tapie đã biết chọn cho mình đúng chỗ giữa cái xã hội mang hơi hướng dân chủ xã hội của người Pháp lúc đó. Ông Tapie là con trai của những người Tây Ban Nha nhập cư, sinh năm 1943 trong quận 12 bình dân của Paris.
Với thành phần xuất thân này, lại chỉ có kết quả bình thường trong trường trung học, Tapie dĩ nhiên là đã không thể mong lọt được vào những trường đại học danh giá ở Paris nên đành phải đi học nghề kỹ sư điện. Tuy nhiên, ngay từ khi đó, chàng trai trẻ nhiều tham vọng đã say mê một nguồn điện khác…
Những năm 60 của thế kỷ XX ở nước Pháp đã sản sinh ra hàng loạt những thần tượng mới của giới trẻ: trong những giai điệu nóng bỏng nhập từ bên kia Đại Tây Dương vào nhảy múa la hét ầm ĩ là những Johnny Halliday, Sylvie Vartan, Richard Anthony… Và Bernard Tapie, chưa bao giờ bị mặc cảm về sự kém cỏi của cá nhân mình, đã tràn trề quyết tâm trở thành một trong số những thần tượng của thế hệ mới. Và Tapie đã ghi âm một đĩa hát với những ca khúc ăn khách của giai đoạn lãng mạn ấy, trong đó có cả bài hát cực kỳ phổ cập của Luck Plamondon và Michel Berger trích từ vở Opera rock “Starmania”.
Giờ đây, khi nửa thế kỷ đã trôi qua, đĩa hát đấyđã trở nên rõ ràng hơn thông điệp, hay nói đúng hơn, cả một chương trình hành động, từ đĩa hát ấy: “Tôi rất muốn biểu diễn tiết mục chết người dưới vòm rạp xiếc. Tôi rất muốn bước ra sân khấu trong tiếng vỗ tay vang dội mà vẫn được sống như một người tự do chủ nghĩa hay một triệu phú dọc ngang nào biết trên đầu có ai”.
Tên gọi của đĩa hát cũng mang tính tuyên ngôn: “Hoài khúc của doanh nhân”. Thực tế cho thấy, Bernard Tapie đã không chỉ trở thành một doanh nhân mà thật ra là một nghệ sĩ xiếc trong kinh doanh theo đúng nghĩa đen của từ này.
Cái đĩa hát mà trên bìa của nó in hình Tapie trong vai một tay đua ôtô, đã bị ế hàng. Thế là chàng trai đã buộc phải đi làm những việc ít mang tính sáng tạo hơn: đứng bên quầy bán máy thu hình. Khi đó, máy thu hình giá rất cao và các khách hàng Pháp không dễ dàng nới hầu bao để mua.
Và chàng trai trẻ đã nảy ra sáng kiến: chở máy thu hình trên một chiếc xe nhỏ tới từng nhà một ở vùng ngoại ô Paris mời, không phải mua – làm thế thì tầm thường quá – nhận lấy máy thu hình không mất tiền trong một hai tuần dường như để tham gia vào một cuộc thăm dò xã hội nào đó với lý do là hãng sản xuất ra chúng cần biết ý kiến của khán giả về chất lượng các chương trình truyền hình.
Dĩ nhiên là thử rồi thích, đại đa số những người mượn tạm các máy thu hình đó không muốn chia tay với chúng và đã rút tiền ra trả cho chàng trai láu lỉnh. Máy thu hình đã được Tapie bán chạy như tôm tươi. Và chỉ sau một năm, ăn nên làm ra, Tapie đã trở thành chủ nhân của chính cửa hàng mà trước đó, ông đã là người làm thuê. Sự nghiệp tỉ phú của ông đã bắt đầu như thế.
Phóng viên tạp chí Nga Itogi kể: Cuối những năm 90 của thế kỷ trước, giai đoạn vàng son của Tapie, tỉ phú Pháp đã tâm sự với nhà báo rằng: “Điều quan trọng không phải là có mặt mà là làm ra vẻ có mặt”. Nhận xét về nhà văn ăn khách Paul – Loup Sulizer, tác giả của những best-seller về tài chính, Tapie nói: “Ai cũng biết có những người viết thuê cho Sulitzer. Nhưng thế thì đã sao? Một nhà văn giỏi có thể thậm chí không cần biết nội dung các cuốn sách mang tên tác giả là mình, nhưng chắc chắn phải cần biết bán sách cho chạy. Thế này nhé, mới đây có người mời tôi mua một tờ báo. Tôi cần tờ báo làm gì nếu tôi có thể mua nhà báo rẻ hơn! Người ta bây giờ tự đến tìm tôi vì tôi đã trở thành thương hiệu!”.
Khi đó Tapie đang làm chủ Công ty Bernard Tapie Finances (BTF) với trụ sở đặt ở đại lộ Elysee. Cái đặc biệt của BTF là ở chỗ, nó với giá tượng trưng (đôi khi chỉ là 1 quan) sẵn sàng mua bất cứ một doanh nghiệp đang bên bờ vực phá sản nào để rồi sau đó bán lại chúng cho các chủ nhân ông khác. Công nghệ có vẻ như không phức tạp, nhưng luôn đòi hỏi sự khéo léo khôn cùng. Trước tiên, Tapie yêu cầu công ty mà ông định mua phải sa thải toàn bộ nhân viên – không có lý do gì mà lại đối mặt với các công đoàn hay Bộ lao động.
Tiếp theo, ông sẽ tìm cách giúp cho công ty làm ăn có lãi, thường là chỉ trên giấy tờ. Rồi ông bán nó đi và thu lãi về… Bằng cách này, Tapie đã bán được Công ty Leclanche/Wonder (chuyên sản xuất pin) với số tiền là 470 triệu quan, Công ty Donnay (làm vợt tennis) với số tiền lãi 100 triệu quan, công ty làm các thực phẩm sạch La Vie Claire, các công ty Teraillon, Manufrance, Look Cycle (lời tới 260 triệu quan)… Mỗi một phi vụ mua đi bán lại của Tapie đều diễn ra kèm theo những chuyện ầm ĩ.
Thí dụ, dưới nhãn hiệu La Vie Claire đã xuất hiện một trong những đội đua xe đạp hay nhất của giải de France mà đứng đầu là những vận động viên lừng danh Bernard Hinault và Greg Le Mond. Vị Tổng thống của đảng xã hội FranCois Mittenrand, mơ ước lập ra một đội ngũ doanh nhân đối lập với các ông hoàng doanh nghiệp than và thép của tướng De Gaulle đã cung cấp nhiều đặc quyền cho thế hệ các doanh nhân thiên tả mới mà Bernard Tapie là đại diện với vóc người cao lớn, nước da luôn cháy nắng và rất lợi khẩu.
Bảo lãnh chắc chắn cho các thương vụ của ông Tapie là ngân hàng Crédit Lynnais, khi đó còn nằm dưới quyền quản lý của nhà nước. Tonton (ông bác, danh từ mà người Pháp dùng để gọi Tổng thống Mitterand một cách thân mật) rất chiều chuộng những người mà ông yêu thích và Tapie là một trong số đó: “Nếu muốn thành đạt, hãy dệt cho đời mình nhiều huyền thoại” – đó là khẩu hiệu của Tapie.
Trước mặt khách, bao giờ ông cũng có phong cách diễn rất bắt mắt: tư thế đàng hoàng, phì phèo xì gà, thỉnh thoảng chiêu một chụm cônhắc ngon lành. Ông khoe: “Tôi ngày nào cũng nghĩ ra được một ý tưởng thiên tài… Có lần, những người Australia tới chỗ tôi. Họ bảo: nước tôi thu hoạch nho tuyệt vời. Nhưng nấu rượu thì lại bị chua… Tôi mới bảo họ: hãy nghĩ cách gì đó độc đáo đi! Hãy làm dầu thực vật từ hạt nho. Và thế là họ đã làm theo lời khuyên của tôi và bây giờ thì họ đã nhấn chìm châu Âu bằng dầu hạt nho của mình. Nhờ tôi mà họ mới được thế!…”.
Khiêm tốn là một đức tính xa lạ với Tapie. Tất cả các tác giả viết tiểu sử của Tapie đều nhất loạt khẳng định rằng, bản quyền của ông trong lĩnh vực dầu hạt nho chỉ là một điều giả tưởng! Nhưng cũng có không ít điều mà ông Tapie khoe là sự thật, thí dụ như vụ mua Hãng Adidas. “Trước khi mua Adidas, tôi là triệu phú. Sau khi mua nó, tôi là tỉ phú” - Tapie khoe. Quả thực đó là một thương vụ đầy hấp dẫn. Năm 1987, sau khi Horst Dassler, con trai của người sáng lập ra Adidas, qua đời, công ty này đã được bán cho người Pháp với giá tương đối rẻ: 390 triệu USD. Phần lớn số tiền này là do các khoản vay của các ngân hàng nhà nước Pháp. Tapie hứa hẹn sẽ đổ vào Adidas ít nhất là 100 triệu USD nhưng ông đã không vội làm việc này.
Năm 1993, theo yêu cầu của Tapie, ngân hàng Crédit Lyonnais bắt đầu đi tìm người mua lại Adidas. Và tìm thấy trong ngân hàng con của mình: Socite de Banque Occidentale. Tapie nhận được số tiền mà ông yêu cầu và sau mọi thanh toán “ân oán giang hồ” đã thu được món lời cho BTF lên tới 320 triệu euro, nếu đổi thành tiền hiện nay.
Tuy nhiên, hai năm sau, khi Socite de Banque Occidentale bán Adidas cho tỉ phú Pháp Robert – Louis Dreyfus với giá cao gấp đôi lúc mua (710 triệu euro) thì Tapie lại tỏ ra công phẫn, coi như mình bị qua mặt. Thực ra, Socite de Banque Occidentale đã làm theo cái cách mà ông Tapie vẫn làm… Thế nhưng, Tapie đã lớn tiếng đòi được đền bù vì coi mình bị lừa nên cuối cùng, ông đã được chính phủ Pháp trả cho 285 triệu euro để giờ đây ông lại bắt đầu đoạn đời mới.
Ông vua bóng đá
Trong trí nhớ của hậu thế, có lẽ ông Tapie sẽ không chỉ hiện lên như một doanh nhân khôn khéo và thành đạt. Trước câu hỏi: “Ông Tapie là ai?”, có lẽ phải già nửa số người Pháp sẽ đáp: “Đó là người lập nên câu lạc bộ bóng đá Olypique de Marseille”. Quả thực, sau khi trở thành chủ nhân ông của đội bóng chỉ trong một thời gian ngắn, ông đã biến nó thành một tên tuổi có hạng trong làng túc cầu châu Âu. Ông đã dồn vào đó không chỉ 35 triệu USD và cả trái tim mình. Chính nhờ ông mà ở Marseille đã có mặt những ngôi sao sân cỏ như Jean-Pierre Papin, Eric Cantona, Didier Deschamps, Marcel Desailly, Chris Waddle, Fabyen Bartez, Abedi Pelé…
Trong giai đoạn từ năm 1989 tới năm 1992, đội bóng của Marseille đã liên tục vô địch nước Pháp và năm 1993, đã đoạt cúp vô địch châu Âu trước cả đội Milano, làm cả nước Pháp cuồng nhiệt… Và Tapie trong lòng người hâm mộ đã trở thành nhà tổ chức chính của vinh dự này. Tuy nhiên, sau đó đã xảy ra vụ tai tiếng mua chuộc đối thủ và cảnh sát đã phát hiện ra cả một hệ thống tinh vi do Tapie lập ra để mang về thêm chiến thắng cho đội bóng của mình.
Và dù rất hùng biện nhưng Tapie đã không thể xoá tội của mình và sau này, đành biện hộ: “Tôi gian dối nhưng với những động cơ trong sáng!”. Rốt cuộc là Tapie phải nộp phạt 200 nghìn quan và vào tù 8 tháng, còn đội Marseille đã bị tước danh hiệu vô địch và bị đẩy xuống hạng hai!
Sau vụ việc này, đế chế của Tapie đã bị sụp đổ trong giây lát như lâu đài trên cát. Năm 1994, vợ chồng ông đã phải tuyên bố phá sản và bán đi các của nả có được. Hoạ vô đơn chí, khi bán du thuyền 74 mét Forcea,Tapie đã bị buộc tội trốn thuế và phải vào tù 6 tháng.
Không nhụt chí, hết hạn tù, Tapie chuyển sang nghề diễn viên và rất thành công trong vai viên cẩm ở một bộ phim truyền hình nhiều tập ăn khách…
Hiện nay, nhận được từ nhà nước Pháp 300 nghìn euro, Bernard Tapie dự định sẽ mua công ty du lịch Club Mediterranee. Ông tự tin “Tên họ tôi là cơ sở thành công. Tôi đủ đồng minh để làm một cuộc cách mạng nữa!”. Chúng ta hãy chờ xem…
(Theo ANTG)
Thua keo này bày keo khác, kể cả nhà giam hay nguy cơ cận kề phá sản đều đã không thể bẻ gãy ý chí vươn lên của doanh nhân khét tiếng này. Mùa hè năm 2009, Tapie lại buộc các phương tiện thông tin đại chúng chú ý khi ông trở về với những công việc lớn như bá tước Monte Cristo tràn trề khát vọng rửa hận.
Thị trường chứng khoán Paris trong thời gian này dường như đã sáng rực lên nhờ những phi vụ làm ăn của ông.
Theo tạp chí Nga Itogi, ông Bernard Tapie được đánh giá như một trong những nhân vật đa sắc và hấp dẫn nhất của thương trường châu Âu. Chính phủ Pháp vừa quyết định không bãi bỏ quyết định của toà án trọng tài tư nhân về vụ việc của Tapie và đồng ý bồi thường cho doanh nhân kiêm chính trị gia này 285 triệu euro.
Với “phần thưởng” đó, ông Tapie người từng được mệnh danh là “kẻ phiêu lưu lớn nhất cuối thế kỷ XX”, hoàn toàn có thể trở lại đội ngũ những người giàu nhất “lục địa cũ”.
Làm gì cũng được
Cái họ Tapie trong tiếng Pháp đồng âm với từ “tapis” (cái thảm). Điều này từng được các phương tiện thông tin đại chúng tận dụng không chỉ một lần khi viết về Tapie. Doanh nhân này được các phóng viên miêu tả như kẻ bay trên “thảm bay” cổ tích, vùn vụt tới làm náo động cả thương trường “nền cộng hoà đệ ngũ” và tiện thể cả chính trường lẫn thế giới thể thao.
Thực tế đã chứng minh, Bernard Tapie đã có lúc giống như một viên đạn thần công, có thể khoan thủng bất cứ bức tường nào. Tai hoạ chỉ ở chỗ: nhiều khi ông đã không biết dừng lại đúng lúc. Lẽ đời, muốn thành đạt chỉ cần ở đúng nơi vào đúng lúc. Bernard Tapie bắt đầu giai đoạn trưởng thành vào đúng cái gọi là “thời đại FranCois Mitterand”, làm vỡ tan tành những định kiến đẳng cấp và củng cố trong lòng “nước Pháp dịu dàng” quyền lực của kim tiền.
Tự bản thân Tapie đã biết chọn cho mình đúng chỗ giữa cái xã hội mang hơi hướng dân chủ xã hội của người Pháp lúc đó. Ông Tapie là con trai của những người Tây Ban Nha nhập cư, sinh năm 1943 trong quận 12 bình dân của Paris.
Với thành phần xuất thân này, lại chỉ có kết quả bình thường trong trường trung học, Tapie dĩ nhiên là đã không thể mong lọt được vào những trường đại học danh giá ở Paris nên đành phải đi học nghề kỹ sư điện. Tuy nhiên, ngay từ khi đó, chàng trai trẻ nhiều tham vọng đã say mê một nguồn điện khác…
Những năm 60 của thế kỷ XX ở nước Pháp đã sản sinh ra hàng loạt những thần tượng mới của giới trẻ: trong những giai điệu nóng bỏng nhập từ bên kia Đại Tây Dương vào nhảy múa la hét ầm ĩ là những Johnny Halliday, Sylvie Vartan, Richard Anthony… Và Bernard Tapie, chưa bao giờ bị mặc cảm về sự kém cỏi của cá nhân mình, đã tràn trề quyết tâm trở thành một trong số những thần tượng của thế hệ mới. Và Tapie đã ghi âm một đĩa hát với những ca khúc ăn khách của giai đoạn lãng mạn ấy, trong đó có cả bài hát cực kỳ phổ cập của Luck Plamondon và Michel Berger trích từ vở Opera rock “Starmania”.
Giờ đây, khi nửa thế kỷ đã trôi qua, đĩa hát đấyđã trở nên rõ ràng hơn thông điệp, hay nói đúng hơn, cả một chương trình hành động, từ đĩa hát ấy: “Tôi rất muốn biểu diễn tiết mục chết người dưới vòm rạp xiếc. Tôi rất muốn bước ra sân khấu trong tiếng vỗ tay vang dội mà vẫn được sống như một người tự do chủ nghĩa hay một triệu phú dọc ngang nào biết trên đầu có ai”.
Tên gọi của đĩa hát cũng mang tính tuyên ngôn: “Hoài khúc của doanh nhân”. Thực tế cho thấy, Bernard Tapie đã không chỉ trở thành một doanh nhân mà thật ra là một nghệ sĩ xiếc trong kinh doanh theo đúng nghĩa đen của từ này.
Cái đĩa hát mà trên bìa của nó in hình Tapie trong vai một tay đua ôtô, đã bị ế hàng. Thế là chàng trai đã buộc phải đi làm những việc ít mang tính sáng tạo hơn: đứng bên quầy bán máy thu hình. Khi đó, máy thu hình giá rất cao và các khách hàng Pháp không dễ dàng nới hầu bao để mua.
Và chàng trai trẻ đã nảy ra sáng kiến: chở máy thu hình trên một chiếc xe nhỏ tới từng nhà một ở vùng ngoại ô Paris mời, không phải mua – làm thế thì tầm thường quá – nhận lấy máy thu hình không mất tiền trong một hai tuần dường như để tham gia vào một cuộc thăm dò xã hội nào đó với lý do là hãng sản xuất ra chúng cần biết ý kiến của khán giả về chất lượng các chương trình truyền hình.
Dĩ nhiên là thử rồi thích, đại đa số những người mượn tạm các máy thu hình đó không muốn chia tay với chúng và đã rút tiền ra trả cho chàng trai láu lỉnh. Máy thu hình đã được Tapie bán chạy như tôm tươi. Và chỉ sau một năm, ăn nên làm ra, Tapie đã trở thành chủ nhân của chính cửa hàng mà trước đó, ông đã là người làm thuê. Sự nghiệp tỉ phú của ông đã bắt đầu như thế.
Phóng viên tạp chí Nga Itogi kể: Cuối những năm 90 của thế kỷ trước, giai đoạn vàng son của Tapie, tỉ phú Pháp đã tâm sự với nhà báo rằng: “Điều quan trọng không phải là có mặt mà là làm ra vẻ có mặt”. Nhận xét về nhà văn ăn khách Paul – Loup Sulizer, tác giả của những best-seller về tài chính, Tapie nói: “Ai cũng biết có những người viết thuê cho Sulitzer. Nhưng thế thì đã sao? Một nhà văn giỏi có thể thậm chí không cần biết nội dung các cuốn sách mang tên tác giả là mình, nhưng chắc chắn phải cần biết bán sách cho chạy. Thế này nhé, mới đây có người mời tôi mua một tờ báo. Tôi cần tờ báo làm gì nếu tôi có thể mua nhà báo rẻ hơn! Người ta bây giờ tự đến tìm tôi vì tôi đã trở thành thương hiệu!”.
Khi đó Tapie đang làm chủ Công ty Bernard Tapie Finances (BTF) với trụ sở đặt ở đại lộ Elysee. Cái đặc biệt của BTF là ở chỗ, nó với giá tượng trưng (đôi khi chỉ là 1 quan) sẵn sàng mua bất cứ một doanh nghiệp đang bên bờ vực phá sản nào để rồi sau đó bán lại chúng cho các chủ nhân ông khác. Công nghệ có vẻ như không phức tạp, nhưng luôn đòi hỏi sự khéo léo khôn cùng. Trước tiên, Tapie yêu cầu công ty mà ông định mua phải sa thải toàn bộ nhân viên – không có lý do gì mà lại đối mặt với các công đoàn hay Bộ lao động.
Tiếp theo, ông sẽ tìm cách giúp cho công ty làm ăn có lãi, thường là chỉ trên giấy tờ. Rồi ông bán nó đi và thu lãi về… Bằng cách này, Tapie đã bán được Công ty Leclanche/Wonder (chuyên sản xuất pin) với số tiền là 470 triệu quan, Công ty Donnay (làm vợt tennis) với số tiền lãi 100 triệu quan, công ty làm các thực phẩm sạch La Vie Claire, các công ty Teraillon, Manufrance, Look Cycle (lời tới 260 triệu quan)… Mỗi một phi vụ mua đi bán lại của Tapie đều diễn ra kèm theo những chuyện ầm ĩ.
Thí dụ, dưới nhãn hiệu La Vie Claire đã xuất hiện một trong những đội đua xe đạp hay nhất của giải de France mà đứng đầu là những vận động viên lừng danh Bernard Hinault và Greg Le Mond. Vị Tổng thống của đảng xã hội FranCois Mittenrand, mơ ước lập ra một đội ngũ doanh nhân đối lập với các ông hoàng doanh nghiệp than và thép của tướng De Gaulle đã cung cấp nhiều đặc quyền cho thế hệ các doanh nhân thiên tả mới mà Bernard Tapie là đại diện với vóc người cao lớn, nước da luôn cháy nắng và rất lợi khẩu.
Bảo lãnh chắc chắn cho các thương vụ của ông Tapie là ngân hàng Crédit Lynnais, khi đó còn nằm dưới quyền quản lý của nhà nước. Tonton (ông bác, danh từ mà người Pháp dùng để gọi Tổng thống Mitterand một cách thân mật) rất chiều chuộng những người mà ông yêu thích và Tapie là một trong số đó: “Nếu muốn thành đạt, hãy dệt cho đời mình nhiều huyền thoại” – đó là khẩu hiệu của Tapie.
Trước mặt khách, bao giờ ông cũng có phong cách diễn rất bắt mắt: tư thế đàng hoàng, phì phèo xì gà, thỉnh thoảng chiêu một chụm cônhắc ngon lành. Ông khoe: “Tôi ngày nào cũng nghĩ ra được một ý tưởng thiên tài… Có lần, những người Australia tới chỗ tôi. Họ bảo: nước tôi thu hoạch nho tuyệt vời. Nhưng nấu rượu thì lại bị chua… Tôi mới bảo họ: hãy nghĩ cách gì đó độc đáo đi! Hãy làm dầu thực vật từ hạt nho. Và thế là họ đã làm theo lời khuyên của tôi và bây giờ thì họ đã nhấn chìm châu Âu bằng dầu hạt nho của mình. Nhờ tôi mà họ mới được thế!…”.
Khiêm tốn là một đức tính xa lạ với Tapie. Tất cả các tác giả viết tiểu sử của Tapie đều nhất loạt khẳng định rằng, bản quyền của ông trong lĩnh vực dầu hạt nho chỉ là một điều giả tưởng! Nhưng cũng có không ít điều mà ông Tapie khoe là sự thật, thí dụ như vụ mua Hãng Adidas. “Trước khi mua Adidas, tôi là triệu phú. Sau khi mua nó, tôi là tỉ phú” - Tapie khoe. Quả thực đó là một thương vụ đầy hấp dẫn. Năm 1987, sau khi Horst Dassler, con trai của người sáng lập ra Adidas, qua đời, công ty này đã được bán cho người Pháp với giá tương đối rẻ: 390 triệu USD. Phần lớn số tiền này là do các khoản vay của các ngân hàng nhà nước Pháp. Tapie hứa hẹn sẽ đổ vào Adidas ít nhất là 100 triệu USD nhưng ông đã không vội làm việc này.
Năm 1993, theo yêu cầu của Tapie, ngân hàng Crédit Lyonnais bắt đầu đi tìm người mua lại Adidas. Và tìm thấy trong ngân hàng con của mình: Socite de Banque Occidentale. Tapie nhận được số tiền mà ông yêu cầu và sau mọi thanh toán “ân oán giang hồ” đã thu được món lời cho BTF lên tới 320 triệu euro, nếu đổi thành tiền hiện nay.
Tuy nhiên, hai năm sau, khi Socite de Banque Occidentale bán Adidas cho tỉ phú Pháp Robert – Louis Dreyfus với giá cao gấp đôi lúc mua (710 triệu euro) thì Tapie lại tỏ ra công phẫn, coi như mình bị qua mặt. Thực ra, Socite de Banque Occidentale đã làm theo cái cách mà ông Tapie vẫn làm… Thế nhưng, Tapie đã lớn tiếng đòi được đền bù vì coi mình bị lừa nên cuối cùng, ông đã được chính phủ Pháp trả cho 285 triệu euro để giờ đây ông lại bắt đầu đoạn đời mới.
Ông vua bóng đá
Trong trí nhớ của hậu thế, có lẽ ông Tapie sẽ không chỉ hiện lên như một doanh nhân khôn khéo và thành đạt. Trước câu hỏi: “Ông Tapie là ai?”, có lẽ phải già nửa số người Pháp sẽ đáp: “Đó là người lập nên câu lạc bộ bóng đá Olypique de Marseille”. Quả thực, sau khi trở thành chủ nhân ông của đội bóng chỉ trong một thời gian ngắn, ông đã biến nó thành một tên tuổi có hạng trong làng túc cầu châu Âu. Ông đã dồn vào đó không chỉ 35 triệu USD và cả trái tim mình. Chính nhờ ông mà ở Marseille đã có mặt những ngôi sao sân cỏ như Jean-Pierre Papin, Eric Cantona, Didier Deschamps, Marcel Desailly, Chris Waddle, Fabyen Bartez, Abedi Pelé…
Trong giai đoạn từ năm 1989 tới năm 1992, đội bóng của Marseille đã liên tục vô địch nước Pháp và năm 1993, đã đoạt cúp vô địch châu Âu trước cả đội Milano, làm cả nước Pháp cuồng nhiệt… Và Tapie trong lòng người hâm mộ đã trở thành nhà tổ chức chính của vinh dự này. Tuy nhiên, sau đó đã xảy ra vụ tai tiếng mua chuộc đối thủ và cảnh sát đã phát hiện ra cả một hệ thống tinh vi do Tapie lập ra để mang về thêm chiến thắng cho đội bóng của mình.
Và dù rất hùng biện nhưng Tapie đã không thể xoá tội của mình và sau này, đành biện hộ: “Tôi gian dối nhưng với những động cơ trong sáng!”. Rốt cuộc là Tapie phải nộp phạt 200 nghìn quan và vào tù 8 tháng, còn đội Marseille đã bị tước danh hiệu vô địch và bị đẩy xuống hạng hai!
Sau vụ việc này, đế chế của Tapie đã bị sụp đổ trong giây lát như lâu đài trên cát. Năm 1994, vợ chồng ông đã phải tuyên bố phá sản và bán đi các của nả có được. Hoạ vô đơn chí, khi bán du thuyền 74 mét Forcea,Tapie đã bị buộc tội trốn thuế và phải vào tù 6 tháng.
Không nhụt chí, hết hạn tù, Tapie chuyển sang nghề diễn viên và rất thành công trong vai viên cẩm ở một bộ phim truyền hình nhiều tập ăn khách…
Hiện nay, nhận được từ nhà nước Pháp 300 nghìn euro, Bernard Tapie dự định sẽ mua công ty du lịch Club Mediterranee. Ông tự tin “Tên họ tôi là cơ sở thành công. Tôi đủ đồng minh để làm một cuộc cách mạng nữa!”. Chúng ta hãy chờ xem…
(Theo ANTG)
No comments:
Post a Comment