Ngày nay, tập đoàn Lukoil của Nga là một trong những công ty dầu mỏ quyền lực nhất trên thế giới, với lượng dự trữ dầu mỏ chỉ sau tập đoàn Exxon (Mỹ).
Đứng sau sự thành công này là Vagit Alekperov, được mệnh danh là bậc thầy trong sự kết hợp giữa mô hình quản lý kiểu chủ nghĩa “tư bản” và “xã hội chủ nghĩa”.
Quãng thời gian 5 năm sau khi tốt nghiệp Viện Hóa dầu Azerbaijan vào năm 1974 là một ví dụ sinh động nhất về sự thành công của Vagit. Bắt đầu bằng công việc bơm giếng dầu, chẳng bao lâu sau, Alekperov tiến bộ rất nhanh và được thăng chức phó quản lý cả mỏ dầu.
"Trước hết chúng tôi là công dân Nga"
Vagit Alekperov sinh năm 1950 tại thủ đô Baku của Azerbaijan, một trong những trung tâm đầu tiên của ngành công nghiệp hóa dầu quốc tế. Bố của Vagit làm việc cả đời tại các giếng dầu và chỉ mong muốn con trai mình nối nghiệp.
18 tuổi là lúc Alekperov bắt đầu tham gia vào ngành hóa dầu. Sau khi được đào tạo thành kỹ sư hóa dầu, Alekperov Vagit đến làm việc tại dàn khoan Oily Rocks trên biển Caspian. Điều kiện làm việc ở đây nổi tiếng là nguy hiểm. Một lần, trong trận bão, một cơn gió mạnh đã cuốn ông bay ra khơi và ông phải bơi trên ngọn sóng để sống sót.
Lần khác, khi ông đang đi thanh sát một mỏ dầu ở vùng Tây Siberia hẻo lánh thì đường ống dẫn dầu bất ngờ nứt ra. Đội sửa chữa không chịu đến gần do sợ xảy ra nổ. Không chần chừ, Alekperov đi trên đường ống đó, ngồi lên nó và bảo những người đàn ông đang sợ xanh mặt kia hãy bắt tay vào sửa chữa.
Năm 1979, ông được cử đến miền Tây Serbian, và sau đấy trở thành Tổng giám đốc công ty sản xuất dầu và khí Kogalymneftgaz. Alekperov kết hợp cả hai kỹ thuật quản lý, sự tập trung vào lợi nhuận theo kiểu tư bản chủ nghĩa với cách quan tâm đến nhân viên theo kiểu xã hội chủ nghĩa. Một trong những hành động đầu tiên của Alekperov tại Kogalymneftga là xây nhà và các cửa hàng bán lẻ cho công nhân, xây bệnh viện và sân bay nhỏ.
Mặc dù vậy, những mối quan tâm vật chất này cũng khiến ông bị khiển trách và bị chính quyền Moscow điều tra, nhưng các nhân viên của ông lại nhiệt tình ủng hộ. Kết quả là, đến năm 1988, sản lượng hàng năm của Kogalymneftga tăng từ 2 triệu thùng lên 240 triệu thùng dầu thô.
Nhờ những sáng tạo trong cách quản lý và năng lực điều hành vượt trội, năm 1989, ở tuổi 39, ông được điện Kremlin bổ nhiệm làm Bộ trưởng trẻ nhất trong lịch sử Liên Xô phụ trách vấn đề dầu khí. Cũng trong năm đó, cựu Tổng thống Liên Xô cũ - Mikhail Gorbachev đang thực hiện chính sách mở cửa cho đầu tư phương Tây. Những nhà tư bản dầu khí thế giới kéo đến Moscow với hy vọng giành được phần chia trong chiếc bánh.
Theo BP, trữ lượng dầu được chứng thực của đất nước này ước tính khoảng 80 tỷ thùng/ngày và Nga được cho là có trữ lượng dầu khí tiềm năng gấp 3 trữ lượng đang được thăm dò.
Alekperov bay vòng quanh thế giới, ghi chép lại quan điểm của các giám đốc điều hành tại những công ty như BP và ENI (Italia). Ông nhận định rằng, cách duy nhất để người Nga có thể cạnh tranh với các công ty phương Tây là sao chép chính mô hình hoạt động của những công ty này. Điều đó có nghĩa là hợp nhất theo chiều dọc 3 bộ phận của ngành: khai thác, chế biến và phân phối, vốn bị chia tách rạch ròi dưới hệ thống quản lý của Liên Xô cũ.
Trong nỗ lực tư nhân hóa để nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nhà nước, Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô quyết định thành lập Tập đoàn Lukoil vào tháng 11/1991, chỉ vài tuần trước khi Liên Xô cũ tan rã. Tập đoàn này nắm trong tay 3 mỏ dầu lớn nhất Liên Xô: Langepas, Urai, Kogalym và nhiều nhà máy lọc dầu khác. Alekperov từ bỏ quyền bộ trường dầu mỏ đang trở thành vô nghĩa để ngồi vào ghế chủ tịch tập đoàn Lukoil.
Ban đầu, Lukoil vẫn là tài sản nhà nước, nhưng đến năm 1993, tập đoàn này được cổ phần hóa. Khi tập đoàn bắt đầu niêm yết cổ phiếu tại thị trường chứng khoán London năm 2002, Alekperov mới tiết lộ rằng ông sở hữu 10% cổ phiếu của tập đoàn này. Thực ra, lúc đó, không ai biết ông đang thâu tóm được bao nhiêu cổ phiếu. Và con số chính thức được công bố hiện nay là 20%.
Tại Lukoil, Alekperov tiếp tục vận dụng triệt để những kỹ thuật quản lý của chủ nghĩa tư bản và ưu thế trong cách điều hành của chủ nghĩa xã hội cũng như tận dụng các mối quan hệ chính trị để đưa Lukoil trở thành một trong những công ty dầu mỏ hàng đầu.
Vagit Alekperov rất cẩn trọng trong việc lựa chọn nhân viên. Nhận thức được rằng, những dự án của mình cần được phát triển ở nước ngoài, Alekperov đã chủ đích tập hợp một đội nhân viên hàng đầu. Hầu hết trong số đó là những người theo đảng Cộng hòa trong Liên bang Xô Viết cũ. Nhiều người cho rằng ông thích tuyển chọn nhân viên theo cảm tính và đặc biệt tin dùng các cựu quân nhân.
Theo báo Kommersant, từ hợp đồng với Lukoil, số tiền kiếm được hàng năm của Vagit là 1,5 triệu USD. Ngoài ra, ông sẽ được thưởng 2,225 triệu USD nếu công ty hoàn thành kế hoạch sớm. Tuy nhiên, đây không phải là nguồn thu nhập chính của ông.
Năng lực tài chính của Alekperov có thể được chứng minh bằng việc ông mua chiếc máy bay hạng thương gia đầu tiên hiệu Yak - 142 vào năm 1995. Lúc đó, Alekperov đã trả khoảng 20 triệu USD để sở hữu “đồ chơi” này.
Lukoil, một doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán New York với các cổ đông nguyên tắc bao gồm Atlantic Richfield Company (6%), chính phủ Nga (8%), Alekperov (10%) và các nhà quản lý của Lukoil (20%). Cùng với lượng dự trữ dầu lớn, Lukoil sở hữu 8 nhà máy lọc dầu và 4.700 nhà máy sản xuất khí đốt trên khắp thế giới, trong đó 2.000 nhà máy đặt tại Mỹ. Với 21,45 tỷ thùng dự trữ, Lukoil chỉ đứng sau Exxon, tập đoàn có lượng dự trữ lên đến 22 tỷ thùng.
Làm sao Alekperov có thể nắm quyền và đẩy mạnh hoạt động của Lukoil trong khi các đại gia khác cùng thời đang ngồi bóc lịch trong tù? “Tính cách Nga trong tư tưởng quản lý tư bản” là câu trả lời được nhiều nhà phê bình đồng tình. Trong phòng làm việc của Alekperov là những chiếc ghế bọc da màu trắng và đỏ (2 màu đặc trưng của tập đoàn Lukoil). Đằng sau chiếc bàn kính là quốc huy nước Nga với hình con đại bàng 2 đầu nhìn về 2 hướng Đông Tây và ảnh của bộ đôi quyền lực Medvedev và Putin. “Trước hết, chúng tôi là công dân Nga” – ông nói.
Coi trọng mục tiêu
Tình hình nước Nga hiện nay được phản ánh rõ ràng và trung thực nhất thông qua hoạt động kinh doanh của Công ty Lukoil. Trong vòng chưa đến 20 năm kể từ khi ra đời, tập đoàn này không chỉ là đại diện cho nước Nga mới. Trong số những công ty dầu khí độc lập, Lukoil kiểm soát trữ lượng dầu khí lớn thứ hai thế giới, sau Exxon Mobil và hoạt động tại hơn 40 quốc gia. Người Mỹ đã phần nào cảm thấy khó chịu khi các trạm xăng sơn màu đỏ và trắng của Lukoil bắt đầu hoạt động tại vùng duyên hải phía Đông nước Mỹ các đây vài năm.
Không ai hoài nghi về việc giá dầu sẽ lại tăng và mức giá đỉnh điểm trong mùa hè này chỉ là một khởi đầu của những gì sẽ phải xảy ra khi nền kinh tế thế giới đang tăng trưởng mạnh trở lại. Khi điều đó xảy ra, Lukoil có thể sẽ là công ty người ta nhớ đến nhiều nhất. Lý do đơn giản là phần lớn dự trữ năng lượng của thế giới nằm ở những quốc gia mà phương Tây không thể với tay đến được vì các lý do chính trị.
Cũng vì lý do đó mà Alekperov, một cựu bộ trưởng “rắn như thép” với vẻ bề ngoài rất nghiêm trang, vẫn đề ra một kế hoạch mở rộng đầy tham vọng. Ông cho rằng, công ty sẽ sớm được nhắc đến với sự nể trọng giống như Exxon Mobil, Shell hay BP.
Gần 2 thập niên sau khi Lukoil được thành lập và Liên Xô sụp đổ, Alekperov, năm 2008 được xác định có giá trị tài sản hơn 10 tỷ USD, vẫn là một trong số ít các “trùm tài phiệt” nổi lên thời hậu Xô Viết còn tồn tại.
Ban lãnh dạo Lukoil có xu hướng thâu tóm các nhà cung cấp và các nhà thầu của Tập đoàn. Tháng 3/2008, Lukoil mua lại 30% cổ phần của Công ty dịch vụ TGK-8 từ tập đoàn IFD Kapital với giá 1 tỷ USD. Đến tháng 11, Lukoil mua lại 82% giá trị Công ty Điện lực South Generation, cũng của IFD Kapital với giá ước tính khoảng 2,8 tỷ USD. Những người sở hữu phần lớn cổ phiếu IFD là Alekperov và Leonid Fedun, Phó chủ tịch của Lukoil.
Alekperov tuyên bố rằng, Lukoil sẽ tăng gấp đôi sản lượng dầu và khí khai thác bên ngoài nước Nga vào năm 2010. Dự kiến đến năm 2014, các mỏ dầu ở nước ngoài sẽ đóng góp đến 20% sản lượng của công ty, tăng gấp 4 lần so với mức 5% hiện tại.
Khi cuộc khủng hoảng tín dụng bắt đầu trở nên nghiêm trọng vào mùa thu năm ngoái, người Nga và thậm chí một số nhà kinh tế phương Tây vẫn cho rằng, đó là vấn đề của nước Mỹ. Họ tin rằng, nước Nga mới, một cường quốc năng lượng, sản xuất ra nhiều dầu mỏ hơn cả Ả-rập Saudi, sẽ không bị khủng hoảng. Nhưng khi giá các loại hàng hóa, trong đó có dầu mỏ lao dốc không phanh, nền kinh tế Nga cũng chịu chung số phận. Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế, vốn ở mức trung bình khoảng 7% trong 5 năm qua, có thể giảm xuống còn 2% trong năm nay. Vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục tháo chạy. Đồng Rup chịu sức ép mất giá trị.
Và lần đầu tiên kể từ khi Liên Xô sụp đổ năm 1991, nguy cơ thất nghiệp tràn lan lại hiển hiện. Lukoil bất ngờ rơi vào tình hình khó khăn. Một số nhà phân tích còn cho rằng, tập đoàn này có nguy cơ phải xin Chính phủ Nga cứu giúp. Giá cổ phiếu của tập đoàn giảm 68% so với mức đỉnh điểm hồi tháng 5/2008. Tình hình trở nên tồi tệ đến nỗi các đối tác của Lukoil, tập đoàn ConocoPhillips, dự kiến sẽ cắt giảm đến 10 tỷ USD đầu tư vào đây.
Khi giá dầu giảm xuống dưới mức 70 USD/thùng, doanh thu của Lukoil bắt đầu lao dốc. Dù các thay đổi trong thuế quan của Nga cho phép các công ty kiếm được một khoản nhỏ hồi tháng giêng vừa qua, nhưng với việc giá dầu ở mức 45 USD/thùng, chi tiêu cơ bản như chi cho thăm dò và mở rộng khai thác vẫn bị cắt hoặc đình lại.
Các nhà phân tích quốc tế cảnh báo rằng, cổ phiếu của Lukoil sẽ mất giá nếu tập đoàn này tiếp tục chính sách mở rộng. Hồi đầu tháng 12/2008, Standard & Poors đã hạ chỉ số niềm tin của tập đoàn từ tích cực xuống ổn định. Nhưng điều đó không ngăn được Alekperov ngừng chính sách mở rộng quốc tế. Mới đây, ông đã cùng Tổng thống Nga Medvedev đến Venezuela và dự định tiến hành nhiều chuyến khảo sát các cơ hội đầu tư khác.
Cũng đã có các thông tin rò rỉ rằng, Lukoil đã hoãn chi trả cho các nhà thầu, điều mà công ty này luôn bác bỏ. Alekperov tuyên bố, ông không có kế hoạch sa thải bất kỳ công nhân nào. Ông cũng cho biết mình không có ý định ngừng việc đầu tư cho hoạt động quốc tế. Mới đây, Lukoil đã mua 1,8 tỷ USD cổ phần của tập đoàn lọc dầu ERG (Ý). Ngoài ra, có nguồn tin cho rằng, tập đoàn này đang quan tâm đến việc mua lại 13,5 tỷ USD cổ phần của Tập đoàn Repsol (Tây Ban Nha).
Nhiều người gọi Alekperov là một tỷ phú lặng lẽ, vì ông không tích cực trong các hoạt động khoa trương thanh thế cũng như không đi quá đà trong các mối giao tiếp xã hội của mình. Tính mục đích và sự sáng suốt đã giúp ích ông rất nhiều trong việc tìm đúng người cho đội chơi của mình. Ông vẫn khẳng định, Lukoil sẽ sớm trở thành tập đoàn dầu khí lớn nhất thế giới.
“Điều quan trọng nhất là có một mục tiêu, nếu không, chúng ta sẽ chẳng làm được gì”, ông nói.
(Theo VnEconomy)
Đứng sau sự thành công này là Vagit Alekperov, được mệnh danh là bậc thầy trong sự kết hợp giữa mô hình quản lý kiểu chủ nghĩa “tư bản” và “xã hội chủ nghĩa”.
Quãng thời gian 5 năm sau khi tốt nghiệp Viện Hóa dầu Azerbaijan vào năm 1974 là một ví dụ sinh động nhất về sự thành công của Vagit. Bắt đầu bằng công việc bơm giếng dầu, chẳng bao lâu sau, Alekperov tiến bộ rất nhanh và được thăng chức phó quản lý cả mỏ dầu.
"Trước hết chúng tôi là công dân Nga"
Vagit Alekperov sinh năm 1950 tại thủ đô Baku của Azerbaijan, một trong những trung tâm đầu tiên của ngành công nghiệp hóa dầu quốc tế. Bố của Vagit làm việc cả đời tại các giếng dầu và chỉ mong muốn con trai mình nối nghiệp.
18 tuổi là lúc Alekperov bắt đầu tham gia vào ngành hóa dầu. Sau khi được đào tạo thành kỹ sư hóa dầu, Alekperov Vagit đến làm việc tại dàn khoan Oily Rocks trên biển Caspian. Điều kiện làm việc ở đây nổi tiếng là nguy hiểm. Một lần, trong trận bão, một cơn gió mạnh đã cuốn ông bay ra khơi và ông phải bơi trên ngọn sóng để sống sót.
Lần khác, khi ông đang đi thanh sát một mỏ dầu ở vùng Tây Siberia hẻo lánh thì đường ống dẫn dầu bất ngờ nứt ra. Đội sửa chữa không chịu đến gần do sợ xảy ra nổ. Không chần chừ, Alekperov đi trên đường ống đó, ngồi lên nó và bảo những người đàn ông đang sợ xanh mặt kia hãy bắt tay vào sửa chữa.
Năm 1979, ông được cử đến miền Tây Serbian, và sau đấy trở thành Tổng giám đốc công ty sản xuất dầu và khí Kogalymneftgaz. Alekperov kết hợp cả hai kỹ thuật quản lý, sự tập trung vào lợi nhuận theo kiểu tư bản chủ nghĩa với cách quan tâm đến nhân viên theo kiểu xã hội chủ nghĩa. Một trong những hành động đầu tiên của Alekperov tại Kogalymneftga là xây nhà và các cửa hàng bán lẻ cho công nhân, xây bệnh viện và sân bay nhỏ.
Mặc dù vậy, những mối quan tâm vật chất này cũng khiến ông bị khiển trách và bị chính quyền Moscow điều tra, nhưng các nhân viên của ông lại nhiệt tình ủng hộ. Kết quả là, đến năm 1988, sản lượng hàng năm của Kogalymneftga tăng từ 2 triệu thùng lên 240 triệu thùng dầu thô.
Nhờ những sáng tạo trong cách quản lý và năng lực điều hành vượt trội, năm 1989, ở tuổi 39, ông được điện Kremlin bổ nhiệm làm Bộ trưởng trẻ nhất trong lịch sử Liên Xô phụ trách vấn đề dầu khí. Cũng trong năm đó, cựu Tổng thống Liên Xô cũ - Mikhail Gorbachev đang thực hiện chính sách mở cửa cho đầu tư phương Tây. Những nhà tư bản dầu khí thế giới kéo đến Moscow với hy vọng giành được phần chia trong chiếc bánh.
Theo BP, trữ lượng dầu được chứng thực của đất nước này ước tính khoảng 80 tỷ thùng/ngày và Nga được cho là có trữ lượng dầu khí tiềm năng gấp 3 trữ lượng đang được thăm dò.
Alekperov bay vòng quanh thế giới, ghi chép lại quan điểm của các giám đốc điều hành tại những công ty như BP và ENI (Italia). Ông nhận định rằng, cách duy nhất để người Nga có thể cạnh tranh với các công ty phương Tây là sao chép chính mô hình hoạt động của những công ty này. Điều đó có nghĩa là hợp nhất theo chiều dọc 3 bộ phận của ngành: khai thác, chế biến và phân phối, vốn bị chia tách rạch ròi dưới hệ thống quản lý của Liên Xô cũ.
Trong nỗ lực tư nhân hóa để nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nhà nước, Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô quyết định thành lập Tập đoàn Lukoil vào tháng 11/1991, chỉ vài tuần trước khi Liên Xô cũ tan rã. Tập đoàn này nắm trong tay 3 mỏ dầu lớn nhất Liên Xô: Langepas, Urai, Kogalym và nhiều nhà máy lọc dầu khác. Alekperov từ bỏ quyền bộ trường dầu mỏ đang trở thành vô nghĩa để ngồi vào ghế chủ tịch tập đoàn Lukoil.
Ban đầu, Lukoil vẫn là tài sản nhà nước, nhưng đến năm 1993, tập đoàn này được cổ phần hóa. Khi tập đoàn bắt đầu niêm yết cổ phiếu tại thị trường chứng khoán London năm 2002, Alekperov mới tiết lộ rằng ông sở hữu 10% cổ phiếu của tập đoàn này. Thực ra, lúc đó, không ai biết ông đang thâu tóm được bao nhiêu cổ phiếu. Và con số chính thức được công bố hiện nay là 20%.
Tại Lukoil, Alekperov tiếp tục vận dụng triệt để những kỹ thuật quản lý của chủ nghĩa tư bản và ưu thế trong cách điều hành của chủ nghĩa xã hội cũng như tận dụng các mối quan hệ chính trị để đưa Lukoil trở thành một trong những công ty dầu mỏ hàng đầu.
Vagit Alekperov rất cẩn trọng trong việc lựa chọn nhân viên. Nhận thức được rằng, những dự án của mình cần được phát triển ở nước ngoài, Alekperov đã chủ đích tập hợp một đội nhân viên hàng đầu. Hầu hết trong số đó là những người theo đảng Cộng hòa trong Liên bang Xô Viết cũ. Nhiều người cho rằng ông thích tuyển chọn nhân viên theo cảm tính và đặc biệt tin dùng các cựu quân nhân.
Theo báo Kommersant, từ hợp đồng với Lukoil, số tiền kiếm được hàng năm của Vagit là 1,5 triệu USD. Ngoài ra, ông sẽ được thưởng 2,225 triệu USD nếu công ty hoàn thành kế hoạch sớm. Tuy nhiên, đây không phải là nguồn thu nhập chính của ông.
Năng lực tài chính của Alekperov có thể được chứng minh bằng việc ông mua chiếc máy bay hạng thương gia đầu tiên hiệu Yak - 142 vào năm 1995. Lúc đó, Alekperov đã trả khoảng 20 triệu USD để sở hữu “đồ chơi” này.
Lukoil, một doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán New York với các cổ đông nguyên tắc bao gồm Atlantic Richfield Company (6%), chính phủ Nga (8%), Alekperov (10%) và các nhà quản lý của Lukoil (20%). Cùng với lượng dự trữ dầu lớn, Lukoil sở hữu 8 nhà máy lọc dầu và 4.700 nhà máy sản xuất khí đốt trên khắp thế giới, trong đó 2.000 nhà máy đặt tại Mỹ. Với 21,45 tỷ thùng dự trữ, Lukoil chỉ đứng sau Exxon, tập đoàn có lượng dự trữ lên đến 22 tỷ thùng.
Làm sao Alekperov có thể nắm quyền và đẩy mạnh hoạt động của Lukoil trong khi các đại gia khác cùng thời đang ngồi bóc lịch trong tù? “Tính cách Nga trong tư tưởng quản lý tư bản” là câu trả lời được nhiều nhà phê bình đồng tình. Trong phòng làm việc của Alekperov là những chiếc ghế bọc da màu trắng và đỏ (2 màu đặc trưng của tập đoàn Lukoil). Đằng sau chiếc bàn kính là quốc huy nước Nga với hình con đại bàng 2 đầu nhìn về 2 hướng Đông Tây và ảnh của bộ đôi quyền lực Medvedev và Putin. “Trước hết, chúng tôi là công dân Nga” – ông nói.
Coi trọng mục tiêu
Tình hình nước Nga hiện nay được phản ánh rõ ràng và trung thực nhất thông qua hoạt động kinh doanh của Công ty Lukoil. Trong vòng chưa đến 20 năm kể từ khi ra đời, tập đoàn này không chỉ là đại diện cho nước Nga mới. Trong số những công ty dầu khí độc lập, Lukoil kiểm soát trữ lượng dầu khí lớn thứ hai thế giới, sau Exxon Mobil và hoạt động tại hơn 40 quốc gia. Người Mỹ đã phần nào cảm thấy khó chịu khi các trạm xăng sơn màu đỏ và trắng của Lukoil bắt đầu hoạt động tại vùng duyên hải phía Đông nước Mỹ các đây vài năm.
Không ai hoài nghi về việc giá dầu sẽ lại tăng và mức giá đỉnh điểm trong mùa hè này chỉ là một khởi đầu của những gì sẽ phải xảy ra khi nền kinh tế thế giới đang tăng trưởng mạnh trở lại. Khi điều đó xảy ra, Lukoil có thể sẽ là công ty người ta nhớ đến nhiều nhất. Lý do đơn giản là phần lớn dự trữ năng lượng của thế giới nằm ở những quốc gia mà phương Tây không thể với tay đến được vì các lý do chính trị.
Cũng vì lý do đó mà Alekperov, một cựu bộ trưởng “rắn như thép” với vẻ bề ngoài rất nghiêm trang, vẫn đề ra một kế hoạch mở rộng đầy tham vọng. Ông cho rằng, công ty sẽ sớm được nhắc đến với sự nể trọng giống như Exxon Mobil, Shell hay BP.
Gần 2 thập niên sau khi Lukoil được thành lập và Liên Xô sụp đổ, Alekperov, năm 2008 được xác định có giá trị tài sản hơn 10 tỷ USD, vẫn là một trong số ít các “trùm tài phiệt” nổi lên thời hậu Xô Viết còn tồn tại.
Ban lãnh dạo Lukoil có xu hướng thâu tóm các nhà cung cấp và các nhà thầu của Tập đoàn. Tháng 3/2008, Lukoil mua lại 30% cổ phần của Công ty dịch vụ TGK-8 từ tập đoàn IFD Kapital với giá 1 tỷ USD. Đến tháng 11, Lukoil mua lại 82% giá trị Công ty Điện lực South Generation, cũng của IFD Kapital với giá ước tính khoảng 2,8 tỷ USD. Những người sở hữu phần lớn cổ phiếu IFD là Alekperov và Leonid Fedun, Phó chủ tịch của Lukoil.
Alekperov tuyên bố rằng, Lukoil sẽ tăng gấp đôi sản lượng dầu và khí khai thác bên ngoài nước Nga vào năm 2010. Dự kiến đến năm 2014, các mỏ dầu ở nước ngoài sẽ đóng góp đến 20% sản lượng của công ty, tăng gấp 4 lần so với mức 5% hiện tại.
Khi cuộc khủng hoảng tín dụng bắt đầu trở nên nghiêm trọng vào mùa thu năm ngoái, người Nga và thậm chí một số nhà kinh tế phương Tây vẫn cho rằng, đó là vấn đề của nước Mỹ. Họ tin rằng, nước Nga mới, một cường quốc năng lượng, sản xuất ra nhiều dầu mỏ hơn cả Ả-rập Saudi, sẽ không bị khủng hoảng. Nhưng khi giá các loại hàng hóa, trong đó có dầu mỏ lao dốc không phanh, nền kinh tế Nga cũng chịu chung số phận. Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế, vốn ở mức trung bình khoảng 7% trong 5 năm qua, có thể giảm xuống còn 2% trong năm nay. Vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục tháo chạy. Đồng Rup chịu sức ép mất giá trị.
Và lần đầu tiên kể từ khi Liên Xô sụp đổ năm 1991, nguy cơ thất nghiệp tràn lan lại hiển hiện. Lukoil bất ngờ rơi vào tình hình khó khăn. Một số nhà phân tích còn cho rằng, tập đoàn này có nguy cơ phải xin Chính phủ Nga cứu giúp. Giá cổ phiếu của tập đoàn giảm 68% so với mức đỉnh điểm hồi tháng 5/2008. Tình hình trở nên tồi tệ đến nỗi các đối tác của Lukoil, tập đoàn ConocoPhillips, dự kiến sẽ cắt giảm đến 10 tỷ USD đầu tư vào đây.
Khi giá dầu giảm xuống dưới mức 70 USD/thùng, doanh thu của Lukoil bắt đầu lao dốc. Dù các thay đổi trong thuế quan của Nga cho phép các công ty kiếm được một khoản nhỏ hồi tháng giêng vừa qua, nhưng với việc giá dầu ở mức 45 USD/thùng, chi tiêu cơ bản như chi cho thăm dò và mở rộng khai thác vẫn bị cắt hoặc đình lại.
Các nhà phân tích quốc tế cảnh báo rằng, cổ phiếu của Lukoil sẽ mất giá nếu tập đoàn này tiếp tục chính sách mở rộng. Hồi đầu tháng 12/2008, Standard & Poors đã hạ chỉ số niềm tin của tập đoàn từ tích cực xuống ổn định. Nhưng điều đó không ngăn được Alekperov ngừng chính sách mở rộng quốc tế. Mới đây, ông đã cùng Tổng thống Nga Medvedev đến Venezuela và dự định tiến hành nhiều chuyến khảo sát các cơ hội đầu tư khác.
Cũng đã có các thông tin rò rỉ rằng, Lukoil đã hoãn chi trả cho các nhà thầu, điều mà công ty này luôn bác bỏ. Alekperov tuyên bố, ông không có kế hoạch sa thải bất kỳ công nhân nào. Ông cũng cho biết mình không có ý định ngừng việc đầu tư cho hoạt động quốc tế. Mới đây, Lukoil đã mua 1,8 tỷ USD cổ phần của tập đoàn lọc dầu ERG (Ý). Ngoài ra, có nguồn tin cho rằng, tập đoàn này đang quan tâm đến việc mua lại 13,5 tỷ USD cổ phần của Tập đoàn Repsol (Tây Ban Nha).
Nhiều người gọi Alekperov là một tỷ phú lặng lẽ, vì ông không tích cực trong các hoạt động khoa trương thanh thế cũng như không đi quá đà trong các mối giao tiếp xã hội của mình. Tính mục đích và sự sáng suốt đã giúp ích ông rất nhiều trong việc tìm đúng người cho đội chơi của mình. Ông vẫn khẳng định, Lukoil sẽ sớm trở thành tập đoàn dầu khí lớn nhất thế giới.
“Điều quan trọng nhất là có một mục tiêu, nếu không, chúng ta sẽ chẳng làm được gì”, ông nói.
(Theo VnEconomy)
2 comments:
EO
批發
seo
網路行銷
XE
情趣用品
提供上千種成人商品線上購物服務--專營情趣商品、男女自慰用品、性感睡衣、情趣用品批發、自慰套、SM商品、逼真情趣娃娃、跳蛋、按摩棒、同志用品、TENGA飛機杯..,可線上刷卡及貨到付款。 ... 收到的東西會有情趣用品的字樣嗎? 轉帳之後,如何通知這筆款項是我付的
導航
a片
a片
a片
a片
a片
a片
Post a Comment