Năm 2008, khi cả thế giới lâm vào cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ đại suy thoái thập niên 1920 - 1030, người ta mới nhớ rằng cách đó hai năm có một nhà kinh tế dự báo về cuộc khủng hoảng này nhưng cả thế giới đã làm ngơ và thậm chí còn cười ông. Đó là Nouriel Roubini - một nhà kinh tế Mỹ gốc Iran.
Giờ đây thì hình như tháng nào các diễn đàn kinh tế, các thể chế tài chính thế giới cũng như của nước Mỹ đều mời ông nói chuyện hoặc đưa ra những dự báo mới.
Tiếp tục những dự báo làm sốc cả thế giới
Tờ Wall Street Journal số ra tuần trước cho biết hiện Chính phủ Mỹ và các nhà hoạch định chính sách đang nghiêm túc xem xét những dự báo và đề nghị của ông nhằm vượt qua cuộc khủng hoảng.
Dự báo mới nhất về kinh tế thế giới của ông cũng đang tiếp tục làm sốc cả hành tinh. Ông nhận định cuộc suy thoái này sẽ kéo dài 24 - 36 tháng và kinh tế Mỹ sẽ chỉ phục hồi theo hình chữ L (khi nền kinh tế rơi xuống đến đáy thì sẽ đứng lại và giữ mức đó trong thời gian dài chứ không đi lên), giống như Nhật Bản từng trải qua trong thập kỷ 1990.
Nhìn vào bức tranh kinh tế toàn cầu, ông viết: "Khi nền kinh tế Mỹ bị nhấn chìm, nền kinh tế toàn cầu sẽ suy thoái. Châu Âu, Nhật Bản, Canada và các nền kinh tế phát triển khác sẽ rất gay go. Không một nền kinh tế mới nổi nào liên quan đến thế giới phát triển trong các lĩnh vực trao đổi hàng hóa, tài chính và tiền tệ có thể thoát khỏi cuộc khủng hoảng này".
Trên tạp chí Foreign Policy số ra tháng 1 và 2/209, ông viết: "Chúng ta cũng chỉ mới ở giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng. Năm nay (2009) sẽ là một năm "đau đớn", và chỉ có những hành động thật năng nổ, phối hợp toàn diện và hiệu quả mới có thể giúp năm 210 không tệ hơn năm 2009".
Để giải qyết vấn đề nợ ngân hàng, ông đề nghị Chính phủ Mỹ phải lựa chọn ưu tiên theo thứ tự nguy cấp trong số những ngân hàng không đủ tiền mặt và ngân hàng không được cấp đủ vốn nhưng có khả năng thanh toán với những ngân hàng mất khả năng thanh toán hoàn toàn.
Ông cũng đề nghị đóng cửa lập tức những ngân hàng vỡ nợ. "Chúng ta đang trong một nền kinh tế có chiến tranh. Chính phủ cần phải áp dụng nền kinh tê chỉ huy để điều tiết tín dụng nhằm thực hiện một nền kinh tế hiện thực. Những gì chính phủ làm là chưa đủ".
Nouriel Roubini là ai?
Các nhà kinh tế gọi ông là nhà dự báo kinh tế thế giới, có người ví von ông là "cánh chim báo bão".
Trước năm 2006 rất ít người biết đến tên tuổi của ông. Tháng 1/2006 tại Diễn đàn kinh tế Davos, sau đó tại trụ sở Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), ông dự báo một cuộc khủng hoảng kinh tế sắp nổ ra do những người vay ngân hàng để mua nhà không có tiền trả nợ, sẽ bùng nổ cuộc khủng hoảng tín dụng và nhà đất ở Mỹ dẫn đến sự suy thoái toàn cầu.
Tháng 9/2006, ông nhận thấy rõ ràng kết cục của những bong bóng bất động sản: "Khi cung tăng, giá sẽ giảm, đó là điều hiển nhiên xảy ra trong vòng 110 năm qua kể từ năm 1890. Nhưng vào năm 2006, giá nhà đất tăng 90% và không theo bất cứ quy luật kinh tế nào cả: lợi nhuận thực tế, sự di chuyển, lãi suất ngân hàng, nhân khẩu học. Điều đó có nghĩa đang có một tình trạng bong bóng đầu cơ. Và bây giờ quả bóng đó đang xì hơi".
Khi được hỏi cuộc khủng hoảng bất động sản đã qua chưa, ông Roubini trả lời: "Nó không chỉ chưa kết thúc mà còn đang rơi tự do".
Vào thời điểm đó ông chỉ nhận được những lời nhạo báng vì kinh tế Mỹ đang ổn định.
Đến năm 2008, tất cả những dự báo của ông trở thành hiện thực và cuối tháng 1/2009, Nouriel Roubini trở lại Diễn đàn kinh tế Davos ở Thụy Sĩ như là nhà tiên tri của cuộc khủng hoảng kinh tế và được chào đón như một người có tài năng xuất chúng.
Một số báo chí hơi cường điệu khả năng của ông: người có con mắt nhìn xuyên thế kỷ. Nhưng Roubini cho biết ông dự báo được tình hình kinh tế thông qua những nghiên cứu hoạt động của giới tài chính Mỹ, đặc biệt ở phố Wall và hệ thống tài chính cũng như trao đổi thương mại toàn cầu. Rubini vẫn đang rất bi quan về nền kinh tế Mỹ và nền kinh tế toàn cầu.
Rounibi sinh ra ở Iran, lớn lên ở Thổ Nhĩ Kỳ, Israel và Ý, sang Mỹ học ĐH Harvard.
Hiện ông là giáo sư kinh tế tại phân viện kinh tế thuộc ĐH New York và là chủ tịch Công ty RGE Monitor, một công ty tư vấn tài chính.
Ông bắt đầu nghiên cứu về kinh tế và hoạch định chính sách từ khi dạy ở ĐH Yale và làm việc tại IMF, WB, Bank of Israel cũng như Quỹ Dữ trữ liên bang Mỹ.
Trong nhiệm kỳ của chính phủ Bill Clinton, Roubini là thành viên hội đồng cố vấn kinh tế, sau đó chuyển về Bộ Tài chính làm cố vấn cho Timothy Geithner, người hiện nay là bộ trưởng tài chính Mỹ.
(Theo TuoiTreCuoiTuan)
Giờ đây thì hình như tháng nào các diễn đàn kinh tế, các thể chế tài chính thế giới cũng như của nước Mỹ đều mời ông nói chuyện hoặc đưa ra những dự báo mới.
Tiếp tục những dự báo làm sốc cả thế giới
Tờ Wall Street Journal số ra tuần trước cho biết hiện Chính phủ Mỹ và các nhà hoạch định chính sách đang nghiêm túc xem xét những dự báo và đề nghị của ông nhằm vượt qua cuộc khủng hoảng.
Dự báo mới nhất về kinh tế thế giới của ông cũng đang tiếp tục làm sốc cả hành tinh. Ông nhận định cuộc suy thoái này sẽ kéo dài 24 - 36 tháng và kinh tế Mỹ sẽ chỉ phục hồi theo hình chữ L (khi nền kinh tế rơi xuống đến đáy thì sẽ đứng lại và giữ mức đó trong thời gian dài chứ không đi lên), giống như Nhật Bản từng trải qua trong thập kỷ 1990.
Nhìn vào bức tranh kinh tế toàn cầu, ông viết: "Khi nền kinh tế Mỹ bị nhấn chìm, nền kinh tế toàn cầu sẽ suy thoái. Châu Âu, Nhật Bản, Canada và các nền kinh tế phát triển khác sẽ rất gay go. Không một nền kinh tế mới nổi nào liên quan đến thế giới phát triển trong các lĩnh vực trao đổi hàng hóa, tài chính và tiền tệ có thể thoát khỏi cuộc khủng hoảng này".
Trên tạp chí Foreign Policy số ra tháng 1 và 2/209, ông viết: "Chúng ta cũng chỉ mới ở giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng. Năm nay (2009) sẽ là một năm "đau đớn", và chỉ có những hành động thật năng nổ, phối hợp toàn diện và hiệu quả mới có thể giúp năm 210 không tệ hơn năm 2009".
Để giải qyết vấn đề nợ ngân hàng, ông đề nghị Chính phủ Mỹ phải lựa chọn ưu tiên theo thứ tự nguy cấp trong số những ngân hàng không đủ tiền mặt và ngân hàng không được cấp đủ vốn nhưng có khả năng thanh toán với những ngân hàng mất khả năng thanh toán hoàn toàn.
Ông cũng đề nghị đóng cửa lập tức những ngân hàng vỡ nợ. "Chúng ta đang trong một nền kinh tế có chiến tranh. Chính phủ cần phải áp dụng nền kinh tê chỉ huy để điều tiết tín dụng nhằm thực hiện một nền kinh tế hiện thực. Những gì chính phủ làm là chưa đủ".
Nouriel Roubini là ai?
Các nhà kinh tế gọi ông là nhà dự báo kinh tế thế giới, có người ví von ông là "cánh chim báo bão".
Trước năm 2006 rất ít người biết đến tên tuổi của ông. Tháng 1/2006 tại Diễn đàn kinh tế Davos, sau đó tại trụ sở Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), ông dự báo một cuộc khủng hoảng kinh tế sắp nổ ra do những người vay ngân hàng để mua nhà không có tiền trả nợ, sẽ bùng nổ cuộc khủng hoảng tín dụng và nhà đất ở Mỹ dẫn đến sự suy thoái toàn cầu.
Tháng 9/2006, ông nhận thấy rõ ràng kết cục của những bong bóng bất động sản: "Khi cung tăng, giá sẽ giảm, đó là điều hiển nhiên xảy ra trong vòng 110 năm qua kể từ năm 1890. Nhưng vào năm 2006, giá nhà đất tăng 90% và không theo bất cứ quy luật kinh tế nào cả: lợi nhuận thực tế, sự di chuyển, lãi suất ngân hàng, nhân khẩu học. Điều đó có nghĩa đang có một tình trạng bong bóng đầu cơ. Và bây giờ quả bóng đó đang xì hơi".
Khi được hỏi cuộc khủng hoảng bất động sản đã qua chưa, ông Roubini trả lời: "Nó không chỉ chưa kết thúc mà còn đang rơi tự do".
Vào thời điểm đó ông chỉ nhận được những lời nhạo báng vì kinh tế Mỹ đang ổn định.
Đến năm 2008, tất cả những dự báo của ông trở thành hiện thực và cuối tháng 1/2009, Nouriel Roubini trở lại Diễn đàn kinh tế Davos ở Thụy Sĩ như là nhà tiên tri của cuộc khủng hoảng kinh tế và được chào đón như một người có tài năng xuất chúng.
Một số báo chí hơi cường điệu khả năng của ông: người có con mắt nhìn xuyên thế kỷ. Nhưng Roubini cho biết ông dự báo được tình hình kinh tế thông qua những nghiên cứu hoạt động của giới tài chính Mỹ, đặc biệt ở phố Wall và hệ thống tài chính cũng như trao đổi thương mại toàn cầu. Rubini vẫn đang rất bi quan về nền kinh tế Mỹ và nền kinh tế toàn cầu.
Rounibi sinh ra ở Iran, lớn lên ở Thổ Nhĩ Kỳ, Israel và Ý, sang Mỹ học ĐH Harvard.
Hiện ông là giáo sư kinh tế tại phân viện kinh tế thuộc ĐH New York và là chủ tịch Công ty RGE Monitor, một công ty tư vấn tài chính.
Ông bắt đầu nghiên cứu về kinh tế và hoạch định chính sách từ khi dạy ở ĐH Yale và làm việc tại IMF, WB, Bank of Israel cũng như Quỹ Dữ trữ liên bang Mỹ.
Trong nhiệm kỳ của chính phủ Bill Clinton, Roubini là thành viên hội đồng cố vấn kinh tế, sau đó chuyển về Bộ Tài chính làm cố vấn cho Timothy Geithner, người hiện nay là bộ trưởng tài chính Mỹ.
(Theo TuoiTreCuoiTuan)
No comments:
Post a Comment