Rất nhiều người đã từng cười ông mỗi khi ông bỏ tiền ra để mua về một doanh nghiệp phá sản. Thế rồi sau đấy không lâu tất cả lại thán phục ôngCon người đó là Mirko Kovats, một ông trùm buôn bán doanh nghiệp nổi tiếng nhất của nước Áo. Những doanh nghiệp phá sản đó được tái cơ cấu, cải cách lại thành công. Và dĩ nhiên sau thành công đó thì các doanh nghiệp này của Mirko Kovats được định giá gấp nhiều lần so với số tiền ông bỏ ra mua ban đầu.
Sở trường đầu tư ngành công nghiệp
Chỉ có trong vòng chưa đến 10 năm, Mirko Kovats đã xây dựng nên cả một tổ hợp công nghiệp khổng lồ bao gồm rất nhiều công ty, doanh nghiệp thuộc các ngành rất khác nhau. Tổ hợp kinh doanh của Mirko Kovats hiện gồm hai tập đoàn công nghiệp chính là tập đoàn A-Tec Industrie và tập đoàn đầu tư công nghiệp mang tên Victoria.
A-Tec Industrie hiện có 7.200 người làm việc và đem về doanh thu hàng năm là 1 tỉ Euro. Tập đoàn đầu tư Victoria có 6.800 nhân viên và đem về doanh thu hàng năm là 1,2 tỉ Euro. Với 2 tập đoàn này, Mirko Kovats đang chi phối rất nhiều công ty khác nhau mà ông đã mua lại hoặc tham gia góp vốn vào đó. Hiện nay, thuộc sở hữu của Mirko Kovats có tới hàng chục doanh nghiệp thuộc rất nhiều nước trên thế giới như các công ty của Áo, Thụy Sĩ, Đức, Pháp, Italia.
Từ những năm cuối của thế kỷ 20, Mirko Kovats đặc biệt chú ý vào các doanh nghiệp Đông Âu cũ. Vì vậy trong danh sách đầu tư của Mirko Kovats còn xuất hiện một loạt doanh nghiệp, công ty của Ba Lan, Nga, Séc, Serbia hay Croatia.
Sự thành công nhanh chóng ở châu Âu đã khiến Mirko Kovats nghĩ ngay tới các thị trường châu Á đang sôi động. Nhiều công ty ở các nước châu Á đã lọt vào tầm ngắm của Mirko Kovats. Tại Trung Quốc và Ấn Độ, một số công ty lớn nhưng làm ăn kém hiệu quả đã lọt vào tay Mirko Kovats như trường hợp công ty ATB Motor ở Thượng Hải.
Mirko Kovats có sở trường đầu tư vào các công ty sản xuất công nghiệp. Tuy vậy trong thời gian gần đây người ta thấy ông đã lập nên những công ty đầu tư mới để tham gia đầu tư trong các lĩnh vực ngân hàng và bất động sản. Hiện nay Mirko Kovats đang là cổ đông lớn của hai khách sạn và một sòng bạc tại Viene, một khách sạn tại Matxcơva và nhiều bất động sản tại Đông Âu. Thông qua công ty đầu tư Tuase mà 100% vốn thuộc về Mirko Kovats, ông còn sở hữu rất nhiều cổ phần tại hai ngân hàng tư nhân là Burgenland Bank và M&A Bank.
Mirko Kovats là người quốc tịch Áo, sinh năm 1949. Thế nhưng thực ra gia đình ông lại có nguồn gốc từ đất nước Hungari láng giềng, mặc dù ngày nay Mirko Kovats tự kể lại ông không hề biết một chữ tiếng Hung và cũng không còn họ hàng nào ở Hung. Ông nội của Mirko Kovats đã sang sinh sống từ năm 1905. Đến đời cha của Mirko Kovats thì cả gia đình đã nhập quốc tịch Áo và đi học ở đây như những người bản địa. Cha của Mirko Kovats có một doanh nghiệp nhỏ, chuyên bán và lắp đặt thảm trải phòng cho các công ty, gia đình.
Học xong phổ thông, Mirko Kovats đăng ký học chuyên ngành kinh tế quốc tế tại trường Đại học Tổng hợp Viene. Mirko Kovats dường như rất có năng khiếu kinh doanh. Và khi còn là sinh viên Mirko Kovats đã gây chấn động trong trường khi dám bỏ tiền ra mua lại cả một công ty kinh doanh vũ trường “Diskothek U 4” nổi tiếng ở thành phố Viene.
Chuyên gia về Đông Âu
Sau khi tốt nghiệp đại học, Mirko Kovats xin vào làm chân chuyên tiếp thị bán các máy móc cơ khí. Đối tượng khách hàng của ông là các doanh nghiệp, nhà máy ở Đông Âu.
Suốt cả một thời gian rất dài, Mirko Kovats gần như không cần nhà. Chỉ với chiếc va li quần áo và những cuốn catalogue giới thiệu máy móc thiết bị, Mirko Kovats lang thang khắp mọi miền ở các nước Đông Âu. Mirko Kovats nhận bán máy theo cơ chế ăn hoa hồng. Mọi chi phí ông phải chịu, vì thế nên Mirko Kovats thường xuyên di chuyển bằng tàu hoả, nghỉ đêm trong các nhà trọ rẻ tiền.
Sự lăn lộn, vất vả của Mirko Kovats đã được đền đáp xứng đáng. Tại các nước Đông Âu ông đã tạo ra được rất nhiều mối quan hệ để rồi sau đó Mirko Kovats đã làm nên cơ nghiệp của mình.
Về kinh nghiệm đàm phán với các đối tác Đông Âu, Mirko Kovats đã xứng đáng được tôn là bậc thầy. Rất nhiều người Tây Âu đã chán nản và dễ sớm bỏ cuộc khi phải đàm phán với các đối tác ở Đông Âu trước kia. Mirko Kovats hiểu rõ những tập quán ở các nước này, biết cách đàm phán sao cho trôi chảy, không bế tắc và cuối cùng là được việc. Cái tên chuyên gia “Đông Âu” mà giới báo chí và giới kinh doanh gắn cho Mirko Kovats cũng bắt nguồn từ những kinh nghiệm kinh doanh của ông ở thị trường này.
Sự nghiệp kinh doanh mua bán doanh nghiệp bắt đầu từ năm 1987. Một nhà máy cơ khí khi chuyên sản xuất các bánh răng bằng thép tại Áo đã phải tuyên bố phá sản vì hoạt động kém hiệu quả. Thế nhưng Mirko Kovats, không biết may mắn hay tinh đời, đã tin tưởng rằng có thể cải tổ để xây dựng lại nhà máy này. Lúc đó ông đã liều mình bỏ hết tiền vốn dành dụm để mua lại nhà máy chế tạo cơ khí nhỏ này. Thành công với nhà máy này, Mirko Kovats lập tức bán ngay để mua các công ty, nhà máy khác. Cứ mua rồi bán, rồi lại mua một doanh nghiệp phá sản khác.
Trong một thời gian không lâu của những năm 90, Mirko Kovats đã có gần 40 phi vụ mua bán doanh nghiệp công ty như vậy. Trên thực tế, người ta nhận thấy, Mirko Kovats chưa có lựa chọn chiến lược khi mua các công ty hay doanh nghiệp phá sản. Dường như Mirko Kovats quyết định và quyết định rất nhanh theo cảm tính, đánh giá của cá nhân mình.
Ông chủ nghiện làm việc
Mirko Kovats nổi tiếng là người chỉ biết làm việc và làm việc. Những người gặp ông lần đầu thường không nghĩ Mirko Kovats là một ông chủ lớn, một đại gia công nghiệp đang sở hữu hàng chục nhà máy công ty khác nhau.
Mirko Kovats không có dáng vẻ bệ vệ của một ông chủ mà trái lại trông ông với dáng người cao, hơi gầy lúc nào cũng tất bật. Mirko Kovats làm việc mỗi ngày tới 16 tiếng đồng hồ và ông đã có nhiều lần tự hào nhận mình là người nghiện làm việc. Rất ít khi có thể gặp được ông bởi Mirko Kovats luôn luôn bận rộn tối mặt với các công việc của mình.
Mirko Kovats có mặt ở khắp mọi nơi. Khi ở công ty chế tạo máy, lúc ở một nhà máy luyện kim. Tất cả đều là những nhà máy, công ty rất khó khăn, đã phá sản hay sắp phá sản nhưng đã được Mirko Kovats mua lại. Mục đích của ông quyết tâm cải tổ để tái lập các công ty này. Để rồi một lúc nào đó bán lại công ty với giá có lời.
Mirko Kovats dường như rất sốt ruột với những đồng vốn mình đã bỏ ra đầu tư. Vì thế người ta dễ nhận thấy Mirko Kovats rất hay trực tiếp tham gia chỉ đạo hoạt động điều hành ở các công ty này.
Mirko Kovats là người quyết đoán, khi thì mua cổ phần của một công ty, lúc thì bán phần nhà máy hay thiết bị máy móc. Đã có nhiều người nói rằng Mirko Kovats quyết định nhanh đến nỗi dường như ông chẳng phải cân nhắc gì cả. Mirko Kovats là người rất nhanh nhạy với thị trường và ông cũng đã có rất nhiều kinh nghiệm từ vô số các cuộc đàm phán và phi vụ mua bán nhà máy khác nhau.
Bên cạnh các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp truyền thống, Mirko Kovats đã từng mua lại cả những vũ trường hay công ty xây dựng. Bản thân Mirko Kovats cũng thừa nhận điều này và dường như ông tỏ ra sẵn sàng chấp nhận mình là một con người đặc biệt có suy nghĩ và hành động khác những người khác.
Mirko Kovats được giới kinh doanh đánh giá cao không chỉ bởi sự quyết định nhanh chóng và lạnh lùng mà trước hết bởi sự nhanh nhạy đặc biệt của ông. Định giá một doanh nghiệp, công ty thường rất khó, để thực hiện bài bản thường cần có kiểm toán và sự đánh giá của các tổ chức định giá chuyên nghiệp. Thế nhưng Mirko Kovats đã làm điều đó một cách chính xác đến tuyệt vời. Và chính nhờ vậy mà ông đã có những phi vụ kinh doanh ngoạn mục.
Tiêu biểu là phi vụ Mirko Kovats mua công ty kim khí VA-Tech năm 2003. Chỉ chưa đầy một năm rưỡi sau khi cải tổ, Mirko Kovats bán lại công ty VA-Tech cho tập đoàn Siemens. Chỉ qua đêm, Mirko Kovats đã kiếm lãi được tới 150 triệu Euro.
Tổ hợp các công ty mà Mirko Kovats đang sở hữu đươc ông mua từ những năm cuối của thế kỷ 20 đến nay. Một trong những công ty quan trọng nhất là công ty chế tạo máy EMCO tại thành phố Salzburg được Mirko Kovats mua năm 1997. Năm 1999, Mirko Kovats mua lại nhà máy cơ khí của anh em Rothenburger đang làm thủ tục phá sản. Chỉ ít lâu sau, Mirko Kovats như đã “phù phép” để làm doanh nghiệp sống trở lại trước sự ngạc nhiên và khâm phục của nhiều người. Hai phi vụ mua doanh nghiệp nổi tiếng gần dây nhất của Mirko Kovats là việc ông mua phần lớn cổ phần của tập đoàn Thụy Sĩ Unaxis Holding, công ty Balzzer ở Lichtenstein.
Trong tất cả các công ty doanh nghiệp mà Mirko Kovats mua lại, gần như điều đầu tiên mà ông làm khi cải tổ các doanh nghiệp này là áp dụng chính sách tiết kiệm triệt để. Bộ máy hành chính được tổ chức đơn giản gọn nhẹ để giảm chi phí. Những chiếc xe hơi đắt tiền, những chuyến bay với vé hạng nhất của các cán bộ điều hành cấp cao đã bị Mirko Kovats cắt bỏ ngay lập tức.
Bản thân Mirko Kovats chỉ bay với loại vé hạng Economie mỗi khi phải đi công chuyện bằng máy bay. Mirko Kovats rất tiết kiệm và luôn là tấm gương cho các cán bộ nhân viên của ông làm theo. Mirko Kovats cũng được biết đến là ông chủ rất giản dị và dễ mến. Chuyện ông chủ tổ hợp công ty thường xuyên ăn bữa trưa bình dân với công nhân là chuyện rất đỗi bình thường.
Từ năm 2005, Mirko Kovats mở rộng lĩnh vực đầu tư của mình. Lần đầu tiên, Mirko Kovats đã bỏ ra 110 triệu Euro để mua lại 50% cổ phần của ngân hàng Burgland bank. Trái với các công ty khác mà Mirko Kovats đã mua, lần này để có thể lọt vào “chung kết” phi vụ mua lại ngân hàng này, Mirko Kovats đã phải cam kết không cắt giảm nhân sự khi cải tổ ngân hàng.
(Theo VnEconomy)
Sở trường đầu tư ngành công nghiệp
Chỉ có trong vòng chưa đến 10 năm, Mirko Kovats đã xây dựng nên cả một tổ hợp công nghiệp khổng lồ bao gồm rất nhiều công ty, doanh nghiệp thuộc các ngành rất khác nhau. Tổ hợp kinh doanh của Mirko Kovats hiện gồm hai tập đoàn công nghiệp chính là tập đoàn A-Tec Industrie và tập đoàn đầu tư công nghiệp mang tên Victoria.
A-Tec Industrie hiện có 7.200 người làm việc và đem về doanh thu hàng năm là 1 tỉ Euro. Tập đoàn đầu tư Victoria có 6.800 nhân viên và đem về doanh thu hàng năm là 1,2 tỉ Euro. Với 2 tập đoàn này, Mirko Kovats đang chi phối rất nhiều công ty khác nhau mà ông đã mua lại hoặc tham gia góp vốn vào đó. Hiện nay, thuộc sở hữu của Mirko Kovats có tới hàng chục doanh nghiệp thuộc rất nhiều nước trên thế giới như các công ty của Áo, Thụy Sĩ, Đức, Pháp, Italia.
Từ những năm cuối của thế kỷ 20, Mirko Kovats đặc biệt chú ý vào các doanh nghiệp Đông Âu cũ. Vì vậy trong danh sách đầu tư của Mirko Kovats còn xuất hiện một loạt doanh nghiệp, công ty của Ba Lan, Nga, Séc, Serbia hay Croatia.
Sự thành công nhanh chóng ở châu Âu đã khiến Mirko Kovats nghĩ ngay tới các thị trường châu Á đang sôi động. Nhiều công ty ở các nước châu Á đã lọt vào tầm ngắm của Mirko Kovats. Tại Trung Quốc và Ấn Độ, một số công ty lớn nhưng làm ăn kém hiệu quả đã lọt vào tay Mirko Kovats như trường hợp công ty ATB Motor ở Thượng Hải.
Mirko Kovats có sở trường đầu tư vào các công ty sản xuất công nghiệp. Tuy vậy trong thời gian gần đây người ta thấy ông đã lập nên những công ty đầu tư mới để tham gia đầu tư trong các lĩnh vực ngân hàng và bất động sản. Hiện nay Mirko Kovats đang là cổ đông lớn của hai khách sạn và một sòng bạc tại Viene, một khách sạn tại Matxcơva và nhiều bất động sản tại Đông Âu. Thông qua công ty đầu tư Tuase mà 100% vốn thuộc về Mirko Kovats, ông còn sở hữu rất nhiều cổ phần tại hai ngân hàng tư nhân là Burgenland Bank và M&A Bank.
Mirko Kovats là người quốc tịch Áo, sinh năm 1949. Thế nhưng thực ra gia đình ông lại có nguồn gốc từ đất nước Hungari láng giềng, mặc dù ngày nay Mirko Kovats tự kể lại ông không hề biết một chữ tiếng Hung và cũng không còn họ hàng nào ở Hung. Ông nội của Mirko Kovats đã sang sinh sống từ năm 1905. Đến đời cha của Mirko Kovats thì cả gia đình đã nhập quốc tịch Áo và đi học ở đây như những người bản địa. Cha của Mirko Kovats có một doanh nghiệp nhỏ, chuyên bán và lắp đặt thảm trải phòng cho các công ty, gia đình.
Học xong phổ thông, Mirko Kovats đăng ký học chuyên ngành kinh tế quốc tế tại trường Đại học Tổng hợp Viene. Mirko Kovats dường như rất có năng khiếu kinh doanh. Và khi còn là sinh viên Mirko Kovats đã gây chấn động trong trường khi dám bỏ tiền ra mua lại cả một công ty kinh doanh vũ trường “Diskothek U 4” nổi tiếng ở thành phố Viene.
Chuyên gia về Đông Âu
Sau khi tốt nghiệp đại học, Mirko Kovats xin vào làm chân chuyên tiếp thị bán các máy móc cơ khí. Đối tượng khách hàng của ông là các doanh nghiệp, nhà máy ở Đông Âu.
Suốt cả một thời gian rất dài, Mirko Kovats gần như không cần nhà. Chỉ với chiếc va li quần áo và những cuốn catalogue giới thiệu máy móc thiết bị, Mirko Kovats lang thang khắp mọi miền ở các nước Đông Âu. Mirko Kovats nhận bán máy theo cơ chế ăn hoa hồng. Mọi chi phí ông phải chịu, vì thế nên Mirko Kovats thường xuyên di chuyển bằng tàu hoả, nghỉ đêm trong các nhà trọ rẻ tiền.
Sự lăn lộn, vất vả của Mirko Kovats đã được đền đáp xứng đáng. Tại các nước Đông Âu ông đã tạo ra được rất nhiều mối quan hệ để rồi sau đó Mirko Kovats đã làm nên cơ nghiệp của mình.
Về kinh nghiệm đàm phán với các đối tác Đông Âu, Mirko Kovats đã xứng đáng được tôn là bậc thầy. Rất nhiều người Tây Âu đã chán nản và dễ sớm bỏ cuộc khi phải đàm phán với các đối tác ở Đông Âu trước kia. Mirko Kovats hiểu rõ những tập quán ở các nước này, biết cách đàm phán sao cho trôi chảy, không bế tắc và cuối cùng là được việc. Cái tên chuyên gia “Đông Âu” mà giới báo chí và giới kinh doanh gắn cho Mirko Kovats cũng bắt nguồn từ những kinh nghiệm kinh doanh của ông ở thị trường này.
Sự nghiệp kinh doanh mua bán doanh nghiệp bắt đầu từ năm 1987. Một nhà máy cơ khí khi chuyên sản xuất các bánh răng bằng thép tại Áo đã phải tuyên bố phá sản vì hoạt động kém hiệu quả. Thế nhưng Mirko Kovats, không biết may mắn hay tinh đời, đã tin tưởng rằng có thể cải tổ để xây dựng lại nhà máy này. Lúc đó ông đã liều mình bỏ hết tiền vốn dành dụm để mua lại nhà máy chế tạo cơ khí nhỏ này. Thành công với nhà máy này, Mirko Kovats lập tức bán ngay để mua các công ty, nhà máy khác. Cứ mua rồi bán, rồi lại mua một doanh nghiệp phá sản khác.
Trong một thời gian không lâu của những năm 90, Mirko Kovats đã có gần 40 phi vụ mua bán doanh nghiệp công ty như vậy. Trên thực tế, người ta nhận thấy, Mirko Kovats chưa có lựa chọn chiến lược khi mua các công ty hay doanh nghiệp phá sản. Dường như Mirko Kovats quyết định và quyết định rất nhanh theo cảm tính, đánh giá của cá nhân mình.
Ông chủ nghiện làm việc
Mirko Kovats nổi tiếng là người chỉ biết làm việc và làm việc. Những người gặp ông lần đầu thường không nghĩ Mirko Kovats là một ông chủ lớn, một đại gia công nghiệp đang sở hữu hàng chục nhà máy công ty khác nhau.
Mirko Kovats không có dáng vẻ bệ vệ của một ông chủ mà trái lại trông ông với dáng người cao, hơi gầy lúc nào cũng tất bật. Mirko Kovats làm việc mỗi ngày tới 16 tiếng đồng hồ và ông đã có nhiều lần tự hào nhận mình là người nghiện làm việc. Rất ít khi có thể gặp được ông bởi Mirko Kovats luôn luôn bận rộn tối mặt với các công việc của mình.
Mirko Kovats có mặt ở khắp mọi nơi. Khi ở công ty chế tạo máy, lúc ở một nhà máy luyện kim. Tất cả đều là những nhà máy, công ty rất khó khăn, đã phá sản hay sắp phá sản nhưng đã được Mirko Kovats mua lại. Mục đích của ông quyết tâm cải tổ để tái lập các công ty này. Để rồi một lúc nào đó bán lại công ty với giá có lời.
Mirko Kovats dường như rất sốt ruột với những đồng vốn mình đã bỏ ra đầu tư. Vì thế người ta dễ nhận thấy Mirko Kovats rất hay trực tiếp tham gia chỉ đạo hoạt động điều hành ở các công ty này.
Mirko Kovats là người quyết đoán, khi thì mua cổ phần của một công ty, lúc thì bán phần nhà máy hay thiết bị máy móc. Đã có nhiều người nói rằng Mirko Kovats quyết định nhanh đến nỗi dường như ông chẳng phải cân nhắc gì cả. Mirko Kovats là người rất nhanh nhạy với thị trường và ông cũng đã có rất nhiều kinh nghiệm từ vô số các cuộc đàm phán và phi vụ mua bán nhà máy khác nhau.
Bên cạnh các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp truyền thống, Mirko Kovats đã từng mua lại cả những vũ trường hay công ty xây dựng. Bản thân Mirko Kovats cũng thừa nhận điều này và dường như ông tỏ ra sẵn sàng chấp nhận mình là một con người đặc biệt có suy nghĩ và hành động khác những người khác.
Mirko Kovats được giới kinh doanh đánh giá cao không chỉ bởi sự quyết định nhanh chóng và lạnh lùng mà trước hết bởi sự nhanh nhạy đặc biệt của ông. Định giá một doanh nghiệp, công ty thường rất khó, để thực hiện bài bản thường cần có kiểm toán và sự đánh giá của các tổ chức định giá chuyên nghiệp. Thế nhưng Mirko Kovats đã làm điều đó một cách chính xác đến tuyệt vời. Và chính nhờ vậy mà ông đã có những phi vụ kinh doanh ngoạn mục.
Tiêu biểu là phi vụ Mirko Kovats mua công ty kim khí VA-Tech năm 2003. Chỉ chưa đầy một năm rưỡi sau khi cải tổ, Mirko Kovats bán lại công ty VA-Tech cho tập đoàn Siemens. Chỉ qua đêm, Mirko Kovats đã kiếm lãi được tới 150 triệu Euro.
Tổ hợp các công ty mà Mirko Kovats đang sở hữu đươc ông mua từ những năm cuối của thế kỷ 20 đến nay. Một trong những công ty quan trọng nhất là công ty chế tạo máy EMCO tại thành phố Salzburg được Mirko Kovats mua năm 1997. Năm 1999, Mirko Kovats mua lại nhà máy cơ khí của anh em Rothenburger đang làm thủ tục phá sản. Chỉ ít lâu sau, Mirko Kovats như đã “phù phép” để làm doanh nghiệp sống trở lại trước sự ngạc nhiên và khâm phục của nhiều người. Hai phi vụ mua doanh nghiệp nổi tiếng gần dây nhất của Mirko Kovats là việc ông mua phần lớn cổ phần của tập đoàn Thụy Sĩ Unaxis Holding, công ty Balzzer ở Lichtenstein.
Trong tất cả các công ty doanh nghiệp mà Mirko Kovats mua lại, gần như điều đầu tiên mà ông làm khi cải tổ các doanh nghiệp này là áp dụng chính sách tiết kiệm triệt để. Bộ máy hành chính được tổ chức đơn giản gọn nhẹ để giảm chi phí. Những chiếc xe hơi đắt tiền, những chuyến bay với vé hạng nhất của các cán bộ điều hành cấp cao đã bị Mirko Kovats cắt bỏ ngay lập tức.
Bản thân Mirko Kovats chỉ bay với loại vé hạng Economie mỗi khi phải đi công chuyện bằng máy bay. Mirko Kovats rất tiết kiệm và luôn là tấm gương cho các cán bộ nhân viên của ông làm theo. Mirko Kovats cũng được biết đến là ông chủ rất giản dị và dễ mến. Chuyện ông chủ tổ hợp công ty thường xuyên ăn bữa trưa bình dân với công nhân là chuyện rất đỗi bình thường.
Từ năm 2005, Mirko Kovats mở rộng lĩnh vực đầu tư của mình. Lần đầu tiên, Mirko Kovats đã bỏ ra 110 triệu Euro để mua lại 50% cổ phần của ngân hàng Burgland bank. Trái với các công ty khác mà Mirko Kovats đã mua, lần này để có thể lọt vào “chung kết” phi vụ mua lại ngân hàng này, Mirko Kovats đã phải cam kết không cắt giảm nhân sự khi cải tổ ngân hàng.
(Theo VnEconomy)
No comments:
Post a Comment