Ephren W.Taylor II được tạp chí The Michigan Chronicle bình bầu là một trong 10 người đem lại những thay đổi mang tầm cỡ toàn cầu. Anh là giám đốc điều hành (CEO) người Mỹ gốc Phi trẻ nhất thế giới.
The Michigan Chronicle là một tạp chí dành cho người Mỹ gốc Phi có trụ sở tại Michigan, Mỹ.
Ở tuổi 26, Ephren W.Taylor II đã là lãnh đạo một công ty chuyên đầu tư vào các dự án kinh doanh mang tính xã hội như dự án nhà ở giá rẻ khu Clevelan và Kansas của các gia đình công nhân. Đồng thời, anh còn kiêm chức giám đốc điều hành của công ty City Capital, hoạt động trong lĩnh vực đầu tư vào các dự án tái sinh đô thị và khoan dầu.
Công ty anh lãnh đạo có tên City Capital Corporation. Anh được người dẫn chương trình Tom Joyner đặt cho cái tên đầy kính trọng “pho sử sống”, vì chàng trai tài năng này bắt đầu kinh doanh từ năm... 12 tuổi. Bước sang tuổi 17, Ephren W.Taylor II đã gây dựng nên công ty có giá trị nhiều triệu đô la Mỹ.
Biết lập trình từ năm 13 tuổi
Ephren kể: “Mọi sự bắt đầu khi tôi nài nỉ mẹ mua cho một đĩa trò chơi điện tử. Thời ấy, mặc dù đã có hệ thống chơi qua video, nhưng quanh đi quẩn lại tôi cũng chỉ biết chơi trò Super Mario và vài trò Mario khác. Một ngày kia, tôi ngáp dài và xin mẹ mua thêm trò gì đó mới lạ, mẹ lại trả lời thản nhiên như không: “Sao con không tìm cách tự chế ra trò chơi cho mình nhỉ?”.
Tôi mò tới hiệu sách và nhìn thấy cuốn dạy lập trình, sáng tác trò chơi điện tử của tác giả André Lamothe, có tựa đề: “Cách tạo trò chơi điện tử trong vòng 21 ngày”. Giá của cuốn sách là 39 đô la Mỹ.
Tôi bảo mẹ: “Mẹ mua cho con cuốn này đi!”, mà không hề biết rằng để học được theo sách, tôi cần có máy tính, biết một chút cơ sở về lập trình và phải giỏi toán, lý để hiểu được những điều trình bày trong cuốn sách".
Thế là, ngày ngày, cứ sau giờ học ở trường, Ephren lại chui vào phòng máy tính, giở sách ra và miệt mài đọc rồi thử nghiệm trên màn hình. Anh đọc đi đọc lại không biết bao nhiêu lần, cho tới khi bắt đầu vỡ vạc ra, thế nào là lập trình.
Ephren đã tạo ra một trò chơi có tên “Clone of Pong” nhạt toẹt, bởi đó là một sự bắt chước vụng về của trò Asteroids. Sau đó, Ephren quyết định nghĩ ra trò chơi dạng 3D, những kiến thức đọc được ở chương cuối của cuốn sách.
Anh mất hai tuần để hoàn thành. Có người nhìn thấy sản phẩm đó và hỏi mua với giá 10 đô la cho một bản copy. Thế là Ephren bắt đầu bán đĩa trò chơi do mình tự làm ra.
Anh khao khát được trở thành một Bill Gates da đen hay Michael Jordan (cầu thủ bóng rổ nổi tiếng thế giới). Trong khi Michael Jordan kiếm được 90 triệu đô la Mỹ, còn Bill Gates có trong tay những 90 tỉ đô la. Ước muốn đó dường như quá xa vời với Ephren lúc bấy giờ.
Tiếp xúc với máy tính để tạo ra trò chơi điện tử, Ephren có dịp bước vào thế giới huyền diệu của Internet. Anh nhận ra rằng, đây là nơi có thể kiếm ra tiền, và lập nên công ty thiết kế trang web.
Lúc đầu, anh lấy có 200 đô la cho một trang web, nhưng không lâu sau, anh nhận thấy cái giá đó quá “bèo” so với các đồng nghiệp. Thế là, Ephren bắt đầu tăng giá. Anh nghiền không biết bao nhiêu sách lập trình để lập trò chơi điện tử và trở thành đối tượng săn tìm trên các diễn đàn mạng.
Ở đó, Ephren đăng ký là một công ty trách nhiệm hữu hạn (để làm được Ephren lại phải mày mò đọc tài liệu về cách lập vốn, điền biểu bảng thuế, vì anh chẳng quen luật sư nào cả), và nghĩ cho phần mềm một cái tên gọi là Flame Software.
Sau khi nhận được 3.800 đô la tiền công, anh nghĩ bụng, “người sử dụng phần mềm đó được hưởng những 800.000 đô la, thế thì tại sao mình không tự sở hữu một công ty nhỉ?”.
16 tuổi trở thành triệu phú
Năm 16 tuổi, Ephren W.Taylor II “bước qua vạch 7 con số” để trở thành triệu phú, khi cùng với bạn tên Michael Stahl lập nên một trang web kết nối các học sinh trung học và đại học muốn tìm việc làm và các công ty cần tuyển nhân lực, mang tên GoFerretGo.com.
Không có sẵn nhiều tiền để quảng cáo và lăng xê trang web, họ quyết định đăng tin trên các tờ báo địa phương, thông báo về việc công ty khai trương. Chẳng bao lâu, có tới 30.000 người tìm tới trang web GoFerretGo.com.
Lúc đầu, hai chàng trai cũng lại quá rộng rãi với khách hàng: họ chỉ đòi giá 38 đô la cho một thông báo tìm việc làm tới khi biết rằng, các đối thủ cạnh tranh như Sprint, Citigroup và Pizza Hut sẵn sàng trả một số tiền gấp cả trăm lần như thế để săn tìm các tài năng trẻ.
Ephren W.Taylor II và Michael Stahl liền thuê văn phòng và thậm chí thuê cả thầy giáo dạy lịch sử ngày trước đến làm việc ở công ty. Tới năm 2001, công ty bị giải thể vì tình trạng khủng hoảng công nghệ, nhưng vào thời kỳ đỉnh cao, định giá của công ty lên tới con số 3,5 triệu đô la.
Ephren W.Taylor II không chỉ là nhà kinh doanh, anh còn là một thuyết trình gia. Anh thường xuyên tới các trường đại học, trường phổ thông và gặp gỡ với các cấp chính quyền địa phương để bàn về các vấn đề liên quan tới cuộc sống thành thị.
Cuốn sách đầu tiên của anh mang tựa đề “Creating Success from the Inside out” là một cuốn sách bán chạy nhất cho các độc giả là các tổng giám đốc.
(Theo TienPhong Online)
The Michigan Chronicle là một tạp chí dành cho người Mỹ gốc Phi có trụ sở tại Michigan, Mỹ.
Ở tuổi 26, Ephren W.Taylor II đã là lãnh đạo một công ty chuyên đầu tư vào các dự án kinh doanh mang tính xã hội như dự án nhà ở giá rẻ khu Clevelan và Kansas của các gia đình công nhân. Đồng thời, anh còn kiêm chức giám đốc điều hành của công ty City Capital, hoạt động trong lĩnh vực đầu tư vào các dự án tái sinh đô thị và khoan dầu.
Công ty anh lãnh đạo có tên City Capital Corporation. Anh được người dẫn chương trình Tom Joyner đặt cho cái tên đầy kính trọng “pho sử sống”, vì chàng trai tài năng này bắt đầu kinh doanh từ năm... 12 tuổi. Bước sang tuổi 17, Ephren W.Taylor II đã gây dựng nên công ty có giá trị nhiều triệu đô la Mỹ.
Biết lập trình từ năm 13 tuổi
Ephren kể: “Mọi sự bắt đầu khi tôi nài nỉ mẹ mua cho một đĩa trò chơi điện tử. Thời ấy, mặc dù đã có hệ thống chơi qua video, nhưng quanh đi quẩn lại tôi cũng chỉ biết chơi trò Super Mario và vài trò Mario khác. Một ngày kia, tôi ngáp dài và xin mẹ mua thêm trò gì đó mới lạ, mẹ lại trả lời thản nhiên như không: “Sao con không tìm cách tự chế ra trò chơi cho mình nhỉ?”.
Tôi mò tới hiệu sách và nhìn thấy cuốn dạy lập trình, sáng tác trò chơi điện tử của tác giả André Lamothe, có tựa đề: “Cách tạo trò chơi điện tử trong vòng 21 ngày”. Giá của cuốn sách là 39 đô la Mỹ.
Tôi bảo mẹ: “Mẹ mua cho con cuốn này đi!”, mà không hề biết rằng để học được theo sách, tôi cần có máy tính, biết một chút cơ sở về lập trình và phải giỏi toán, lý để hiểu được những điều trình bày trong cuốn sách".
Thế là, ngày ngày, cứ sau giờ học ở trường, Ephren lại chui vào phòng máy tính, giở sách ra và miệt mài đọc rồi thử nghiệm trên màn hình. Anh đọc đi đọc lại không biết bao nhiêu lần, cho tới khi bắt đầu vỡ vạc ra, thế nào là lập trình.
Ephren đã tạo ra một trò chơi có tên “Clone of Pong” nhạt toẹt, bởi đó là một sự bắt chước vụng về của trò Asteroids. Sau đó, Ephren quyết định nghĩ ra trò chơi dạng 3D, những kiến thức đọc được ở chương cuối của cuốn sách.
Anh mất hai tuần để hoàn thành. Có người nhìn thấy sản phẩm đó và hỏi mua với giá 10 đô la cho một bản copy. Thế là Ephren bắt đầu bán đĩa trò chơi do mình tự làm ra.
Anh khao khát được trở thành một Bill Gates da đen hay Michael Jordan (cầu thủ bóng rổ nổi tiếng thế giới). Trong khi Michael Jordan kiếm được 90 triệu đô la Mỹ, còn Bill Gates có trong tay những 90 tỉ đô la. Ước muốn đó dường như quá xa vời với Ephren lúc bấy giờ.
Tiếp xúc với máy tính để tạo ra trò chơi điện tử, Ephren có dịp bước vào thế giới huyền diệu của Internet. Anh nhận ra rằng, đây là nơi có thể kiếm ra tiền, và lập nên công ty thiết kế trang web.
Lúc đầu, anh lấy có 200 đô la cho một trang web, nhưng không lâu sau, anh nhận thấy cái giá đó quá “bèo” so với các đồng nghiệp. Thế là, Ephren bắt đầu tăng giá. Anh nghiền không biết bao nhiêu sách lập trình để lập trò chơi điện tử và trở thành đối tượng săn tìm trên các diễn đàn mạng.
Ở đó, Ephren đăng ký là một công ty trách nhiệm hữu hạn (để làm được Ephren lại phải mày mò đọc tài liệu về cách lập vốn, điền biểu bảng thuế, vì anh chẳng quen luật sư nào cả), và nghĩ cho phần mềm một cái tên gọi là Flame Software.
Sau khi nhận được 3.800 đô la tiền công, anh nghĩ bụng, “người sử dụng phần mềm đó được hưởng những 800.000 đô la, thế thì tại sao mình không tự sở hữu một công ty nhỉ?”.
16 tuổi trở thành triệu phú
Năm 16 tuổi, Ephren W.Taylor II “bước qua vạch 7 con số” để trở thành triệu phú, khi cùng với bạn tên Michael Stahl lập nên một trang web kết nối các học sinh trung học và đại học muốn tìm việc làm và các công ty cần tuyển nhân lực, mang tên GoFerretGo.com.
Không có sẵn nhiều tiền để quảng cáo và lăng xê trang web, họ quyết định đăng tin trên các tờ báo địa phương, thông báo về việc công ty khai trương. Chẳng bao lâu, có tới 30.000 người tìm tới trang web GoFerretGo.com.
Lúc đầu, hai chàng trai cũng lại quá rộng rãi với khách hàng: họ chỉ đòi giá 38 đô la cho một thông báo tìm việc làm tới khi biết rằng, các đối thủ cạnh tranh như Sprint, Citigroup và Pizza Hut sẵn sàng trả một số tiền gấp cả trăm lần như thế để săn tìm các tài năng trẻ.
Ephren W.Taylor II và Michael Stahl liền thuê văn phòng và thậm chí thuê cả thầy giáo dạy lịch sử ngày trước đến làm việc ở công ty. Tới năm 2001, công ty bị giải thể vì tình trạng khủng hoảng công nghệ, nhưng vào thời kỳ đỉnh cao, định giá của công ty lên tới con số 3,5 triệu đô la.
Ephren W.Taylor II không chỉ là nhà kinh doanh, anh còn là một thuyết trình gia. Anh thường xuyên tới các trường đại học, trường phổ thông và gặp gỡ với các cấp chính quyền địa phương để bàn về các vấn đề liên quan tới cuộc sống thành thị.
Cuốn sách đầu tiên của anh mang tựa đề “Creating Success from the Inside out” là một cuốn sách bán chạy nhất cho các độc giả là các tổng giám đốc.
(Theo TienPhong Online)
No comments:
Post a Comment