Nhắc đến cái tên Richard Pratt, ngay lập tức người ta nghĩ ngay đến một doanh nhân nổi tiếng, thành đạt vào hàng top ở Australia và khu vực châu Đại Dương. Số tài sản lên đến hàng tỷ USD của Richard Pratt được nhân lên nhờ những hộp giấy carton có vẻ không có mấy giá trị.
Vậy đâu là bí quyết để Richard Pratt biến đống giấy lộn thành "mỏ vàng" của chính mình?
Ngay từ đầu có thể khẳng định, chính cuộc đời nhiều thăng trầm từ rất nhỏ đã tôi luyện bản lĩnh và ý chí làm giàu của Richard Pratt. Là một doanh nhân thành đạt của Australia nhưng ít người biết được rằng Richard Pratt là người gốc Do Thái. Ông sinh ngày 12/3/1934 tại thành phố Gdansk của Ba Lan. Năm Richard Pratt tròn 4 tuổi để đưa gia đình thoát khỏi hoàn cảnh khó khăn thời điểm đó, bố của Richard Pratt - ông Leon đã đưa gia đình sang thành phố Shepparton, Australia định cư và đây cũng là thời điểm cậu bé Przecicki được đổi tên thành Pratt.Lập nghiệp trên đất nước hoàn toàn xa lạ, bố của Richard Pratt đã từng làm rất nhiều nghề để có được những đồng tiền cho gia đình và bản thân Richard Pratt ăn học.
Sinh trưởng trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn, ngay từ khi còn nhỏ, Richard Pratt đã sớm phải cùng cha gánh vác các công việc của gia đình. Do đó, ý thức quyết tâm vươn lên trong cuộc sống luôn thúc giục Richard Pratt phấn đấu học tập từ khi ông còn ngồi trên ghế nhà trường.
Bỏ lại sau lưng những khó khăn của cuộc sống, Richard Pratt dành hầu hết tâm trí cho công việc học tập của mình và luôn đạt kết quả tốt. Ngoài thời gian học tập, để có thể phần nào giúp đỡ gia đình, Richard Pratt còn cùng gia đình thu mua giấy vụn, chế biến và làm thành những thùng giấy cứng cung cấp cho những hộ gia đình trồng hoa quả và rau trong vùng.
Sau khi học xong chương trình tiểu học tại trường Grahamvale Primary School, Richard Pratt đã thi vào học tại trường Shepparton High School tại thành phố Shepparton và tiếp theo khoa Thương mại của trường University of Melbourne và tốt nghiệp năm 1953. Khi còn là sinh viên, Richard đã bộc lộ rõ tố chất thông minh trong học tập, chịu khó trong công việc.
Là người có cá tính mạnh mẽ không ngại khó khăn, sau khi tốt nghiệp đại học, Richard Pratt đã quyết định xin vào làm nhân viên tại Công ty Ray Lawler’s Summer of the Seventeenth Doll. Trong thời gian làm việc tại đây, Richard Pratt đã có cơ hội làm việc tại các trung tâm công nghiệp lớn như London của Anh, New York của Mỹ. Công việc rất vất vả tại Ray Lawler’s Summer of the Seventeenth Doll đã giúp Richard Pratt học hỏi rất nhiều kinh nghiệm sống cũng như kiến thức thực tế về lĩnh vực kinh doanh.
Sau này, chính Richard đã cho rằng những năm tháng miệt mài học hành này đã đem lại thành công của ông hôm nay. Theo Richard, ý tưởng sáng tạo, môi trường kinh doanh luôn là mối quan tâm hàng đầu. Ông quan niệm rằng một nền tảng học vấn tốt về kinh doanh, cộng với những kinh nghiệm cuộc sống có được từ thực tế hoặc đi tình nguyện là một sự khởi đầu tuyệt hảo cho những thành công nối tiếp.
Sự thành đạt và giàu có của Richard Pratt có thể được xem là điển hình của việc "cha truyền con nối". Thừa hưởng tư duy tài chính sắc sảo của mẹ và kỹ năng kinh doanh chiến lược của cha, Richard Pratt trở thành đại gia ngành giấy và là một trong 3 người giàu nhất Australia một cách "ngoạn mục".
Bố của Richard, ông Leon vốn là một người có đầu óc kinh doanh, được sự hỗ trợ của vợ đã từ hoạt động buôn bán nhỏ lẻ đơn thuần đã thành lập hãng Visy Board chuyên cung cấp cho thị trường các loại đồ hộp làm từ giấy do nhận thấy thị trường ngày càng cần mặt hàng này. Năm 1969, ông Leon qua đời và cậu con trai Richard Partt đương nhiên trở thành người kế nghiệp.
Và quả thực, Richard đã khẳng định mình là người thừa kế xuất sắc và hoàn toàn xứng đáng. Từ một công ty Visy Board nhỏ bé chuyên tái chế và cung cấp hộp giấy carton, sau hơn 30 năm điều hành, bằng những sản phẩm giấy hộp carton cải tiến dành cho các sản phẩm công nghiệp kỹ thuật cao, Richard Pratt đã xây dựng thành công Tập đoàn công nghiệp giấy Visy Industries vươn tầm ra khu vực và thế giới với tổng thu nhập hàng năm lên tới 2,5 tỷ USD, hơn 8.000 nhân viên và hàng trăm chi nhánh tại các quốc gia khác nhau. Cùng với đó, Richard Pratt cũng đã tạo dựng được cho riêng mình khối tài sản cá nhân lên tới 2,3 tỷ USD, đứng trong Top 3 người có số tài sản lớn nhất Australia.
Tuy nhiên, thành quả này không phải dễ dàng mà Richard có được. Đã từng có kinh nghiệm hoạt động trong môi trường kinh doanh thực tế tại Ray Lawler’s Summer of the Seventeenth Doll, sau khi tiếp quản Visy Board, Richard Pratt đã nhanh chóng nắm bắt được các hoạt động của công ty. Ngoài nhu cầu ngày càng cao của thị trường, mẫu mã và hình dáng các sản phẩm hộp giấy carton ngày càng đòi hỏi phải có hình thức và mẫu mã đẹp. Riachard tự nhận mình là nhà sáng tạo đầy tài năng, ông say mê các ý tưởng, dám đương đầu với thách thức. Và đó là bí quyết để Richard có được những bước đi táo bạo khi mở rộng và phát triển công việc kinh doanh của mình.
Do đó, bước đầu tiên Richard Pratt tiến hành chính là nghiên cứu cải tiến dây chuyền sản xuất hộp giấy của công ty. Ông đã huy động vốn của Visy và các khoản đóng góp của các đối tác khác để thực hiện dự định này. Bằng nỗ lực không biết mệt mỏi của mình, cuối cùng, Visy Board cũng có được một dây chuyền sản xuất giấy đóng hộp tiên tiến và vươn lên vị trí một trong những nhà sản xuất và cung cấp hộp giấy carton hàng đầu Australia.
Trong những năm 70, bình quân mỗi năm Visy Board sản xuất được 100.000 tấn hộp giấy. Tới năm 1979, công ty đã xây dựng được nhà máy tái chế giấy quy mô lớn tại Warwick Farm, chính nhà máy này đã trở thành bàn đạp trọng yếu của Richard Pratt trong chiến lược tiến ra chiếm lĩnh các thị trường quốc tế.
Có chỗ đứng vững chắc tại thị trường trong nước, Richard Pratt ngay lập tức đưa ra chương trình hướng tới thị trường trong và ngoài khu vực. Trong giai đoạn thập niên 80 và 90, tại hầu hết các quốc gia phát triển, các ngành công nghiệp phát triển rất mạnh, đặc biệt là Anh, Mỹ... Do đó, đích mà Richard Pratt hướng tới không đâu khác chính là những thị trường đầy tiềm năng này. Richard Pratt đã hầu như dồn hết nguồn tài chính có được tại thị trường nội địa vào thiết lập ngay những chi nhánh tại Mỹ để tận dụng được nguồn nhân công dồi dào và lượng giấy phế thải tại chỗ. Tại các chi nhánh, Richard Pratt đã đưa vào áp dụng quy trình đa dạng các loại sản phẩm giấy carton loại dày có tính năng ưu việt vừa bền vừa có mẫu mã đẹp, đảm bảo tiêu chuẩn về vệ sinh, đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường. Nhờ đó, Visy Board không chỉ thiết lập được một mạng lưới các nhà máy tại Staten Island, New York, Coolaroo, Victoria, New South Wales Mỹ mà còn mở rộng được các chi nhánh sang cả thị trường New Zealand và Papua New Guinea.
Ngoài các sản phẩm hộp giấy carton công nghiệp truyền thống, Richard Pratt còn tiến hành hàng loạt các chương trình đầu tư vào các ngành công nghiệp xử lý và cung cấp nước sinh hoạt. Dựa trên nguồn vốn hùng mạnh của Visy Industries, Richard Pratt đã thiết lập một hệ thống các nhà máy sơ chế các loại nước thải của các thành phố sau đó phân loại xử lý thành nước sạch dành cho sinh hoạt và cung cấp cho người sử dụng.
Bằng các khoản đầu tư lớn này, Visy Industries cũng nhanh chóng vươn lên vị trí một trong những nhà cung cấp nước sạch hàng đầu ở Australia. Richard Pratt cũng đã trở thành một trong những nhà cải cách về tiêu chuẩn nước sinh hoạt, ông đã có nhiều đóng góp quan trọng vào chính sách phát triển nguồn nước sạch tại Australia.
Rất đam mê kinh doanh nhưng dường như được thừa hưởng lòng nhân ái của người mẹ, ông luôn ý thức sâu sắc về trách nhiệm xã hội của mình.
Trong nhiều năm hoạt động trên thương trường, ngoài những chương trình kinh doanh của cá nhân mình, Richard Pratt còn được mọi người biết tới với nhiều hoạt động vì cộng đồng và đóng góp cho xã hội. Richard Pratt đã từng được giao nhiều trọng trách quan trọng như Hiệu trưởng danh dự của trường Swinburne University of Technology; Chủ tịch của Trung tâm khoa học Victorian Arts Centre Trust; Chủ tịch Trung tâm nghiên cứu sức khỏe cộng đồng Mental Health Research Institute of Victoria…Tháng 7/2007, Richard Pratt đã được bầu làm Chủ tịch CLB bóng đá giàu truyền thống của Australia, Carlton Football Club.
Đặc biệt, Richard Pratt và gia đình cũng đã tự thành lập quỹ từ thiện Pratt Foundation nhằm đẩy mạnh các hoạt dộng giúp đỡ người nghèo và các hoạt động từ thiện vì cộng đồng.
Với tài năng, uy tín và những đóng góp cho xã hội, Richard Pratt đã vinh dự được nhận nhiều giải thưởng lớn như giải thưởng Environmental Visionary năm 1998 sau chiến dịch Keep Australia Beautiful Campaign; huân chương danh dự Order of Australia – huân chương danh giá nhất của Australia - năm 1985 và 1998.
(Theo VnExpress)
Vậy đâu là bí quyết để Richard Pratt biến đống giấy lộn thành "mỏ vàng" của chính mình?
Ngay từ đầu có thể khẳng định, chính cuộc đời nhiều thăng trầm từ rất nhỏ đã tôi luyện bản lĩnh và ý chí làm giàu của Richard Pratt. Là một doanh nhân thành đạt của Australia nhưng ít người biết được rằng Richard Pratt là người gốc Do Thái. Ông sinh ngày 12/3/1934 tại thành phố Gdansk của Ba Lan. Năm Richard Pratt tròn 4 tuổi để đưa gia đình thoát khỏi hoàn cảnh khó khăn thời điểm đó, bố của Richard Pratt - ông Leon đã đưa gia đình sang thành phố Shepparton, Australia định cư và đây cũng là thời điểm cậu bé Przecicki được đổi tên thành Pratt.Lập nghiệp trên đất nước hoàn toàn xa lạ, bố của Richard Pratt đã từng làm rất nhiều nghề để có được những đồng tiền cho gia đình và bản thân Richard Pratt ăn học.
Sinh trưởng trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn, ngay từ khi còn nhỏ, Richard Pratt đã sớm phải cùng cha gánh vác các công việc của gia đình. Do đó, ý thức quyết tâm vươn lên trong cuộc sống luôn thúc giục Richard Pratt phấn đấu học tập từ khi ông còn ngồi trên ghế nhà trường.
Bỏ lại sau lưng những khó khăn của cuộc sống, Richard Pratt dành hầu hết tâm trí cho công việc học tập của mình và luôn đạt kết quả tốt. Ngoài thời gian học tập, để có thể phần nào giúp đỡ gia đình, Richard Pratt còn cùng gia đình thu mua giấy vụn, chế biến và làm thành những thùng giấy cứng cung cấp cho những hộ gia đình trồng hoa quả và rau trong vùng.
Sau khi học xong chương trình tiểu học tại trường Grahamvale Primary School, Richard Pratt đã thi vào học tại trường Shepparton High School tại thành phố Shepparton và tiếp theo khoa Thương mại của trường University of Melbourne và tốt nghiệp năm 1953. Khi còn là sinh viên, Richard đã bộc lộ rõ tố chất thông minh trong học tập, chịu khó trong công việc.
Là người có cá tính mạnh mẽ không ngại khó khăn, sau khi tốt nghiệp đại học, Richard Pratt đã quyết định xin vào làm nhân viên tại Công ty Ray Lawler’s Summer of the Seventeenth Doll. Trong thời gian làm việc tại đây, Richard Pratt đã có cơ hội làm việc tại các trung tâm công nghiệp lớn như London của Anh, New York của Mỹ. Công việc rất vất vả tại Ray Lawler’s Summer of the Seventeenth Doll đã giúp Richard Pratt học hỏi rất nhiều kinh nghiệm sống cũng như kiến thức thực tế về lĩnh vực kinh doanh.
Sau này, chính Richard đã cho rằng những năm tháng miệt mài học hành này đã đem lại thành công của ông hôm nay. Theo Richard, ý tưởng sáng tạo, môi trường kinh doanh luôn là mối quan tâm hàng đầu. Ông quan niệm rằng một nền tảng học vấn tốt về kinh doanh, cộng với những kinh nghiệm cuộc sống có được từ thực tế hoặc đi tình nguyện là một sự khởi đầu tuyệt hảo cho những thành công nối tiếp.
Sự thành đạt và giàu có của Richard Pratt có thể được xem là điển hình của việc "cha truyền con nối". Thừa hưởng tư duy tài chính sắc sảo của mẹ và kỹ năng kinh doanh chiến lược của cha, Richard Pratt trở thành đại gia ngành giấy và là một trong 3 người giàu nhất Australia một cách "ngoạn mục".
Bố của Richard, ông Leon vốn là một người có đầu óc kinh doanh, được sự hỗ trợ của vợ đã từ hoạt động buôn bán nhỏ lẻ đơn thuần đã thành lập hãng Visy Board chuyên cung cấp cho thị trường các loại đồ hộp làm từ giấy do nhận thấy thị trường ngày càng cần mặt hàng này. Năm 1969, ông Leon qua đời và cậu con trai Richard Partt đương nhiên trở thành người kế nghiệp.
Và quả thực, Richard đã khẳng định mình là người thừa kế xuất sắc và hoàn toàn xứng đáng. Từ một công ty Visy Board nhỏ bé chuyên tái chế và cung cấp hộp giấy carton, sau hơn 30 năm điều hành, bằng những sản phẩm giấy hộp carton cải tiến dành cho các sản phẩm công nghiệp kỹ thuật cao, Richard Pratt đã xây dựng thành công Tập đoàn công nghiệp giấy Visy Industries vươn tầm ra khu vực và thế giới với tổng thu nhập hàng năm lên tới 2,5 tỷ USD, hơn 8.000 nhân viên và hàng trăm chi nhánh tại các quốc gia khác nhau. Cùng với đó, Richard Pratt cũng đã tạo dựng được cho riêng mình khối tài sản cá nhân lên tới 2,3 tỷ USD, đứng trong Top 3 người có số tài sản lớn nhất Australia.
Tuy nhiên, thành quả này không phải dễ dàng mà Richard có được. Đã từng có kinh nghiệm hoạt động trong môi trường kinh doanh thực tế tại Ray Lawler’s Summer of the Seventeenth Doll, sau khi tiếp quản Visy Board, Richard Pratt đã nhanh chóng nắm bắt được các hoạt động của công ty. Ngoài nhu cầu ngày càng cao của thị trường, mẫu mã và hình dáng các sản phẩm hộp giấy carton ngày càng đòi hỏi phải có hình thức và mẫu mã đẹp. Riachard tự nhận mình là nhà sáng tạo đầy tài năng, ông say mê các ý tưởng, dám đương đầu với thách thức. Và đó là bí quyết để Richard có được những bước đi táo bạo khi mở rộng và phát triển công việc kinh doanh của mình.
Do đó, bước đầu tiên Richard Pratt tiến hành chính là nghiên cứu cải tiến dây chuyền sản xuất hộp giấy của công ty. Ông đã huy động vốn của Visy và các khoản đóng góp của các đối tác khác để thực hiện dự định này. Bằng nỗ lực không biết mệt mỏi của mình, cuối cùng, Visy Board cũng có được một dây chuyền sản xuất giấy đóng hộp tiên tiến và vươn lên vị trí một trong những nhà sản xuất và cung cấp hộp giấy carton hàng đầu Australia.
Trong những năm 70, bình quân mỗi năm Visy Board sản xuất được 100.000 tấn hộp giấy. Tới năm 1979, công ty đã xây dựng được nhà máy tái chế giấy quy mô lớn tại Warwick Farm, chính nhà máy này đã trở thành bàn đạp trọng yếu của Richard Pratt trong chiến lược tiến ra chiếm lĩnh các thị trường quốc tế.
Có chỗ đứng vững chắc tại thị trường trong nước, Richard Pratt ngay lập tức đưa ra chương trình hướng tới thị trường trong và ngoài khu vực. Trong giai đoạn thập niên 80 và 90, tại hầu hết các quốc gia phát triển, các ngành công nghiệp phát triển rất mạnh, đặc biệt là Anh, Mỹ... Do đó, đích mà Richard Pratt hướng tới không đâu khác chính là những thị trường đầy tiềm năng này. Richard Pratt đã hầu như dồn hết nguồn tài chính có được tại thị trường nội địa vào thiết lập ngay những chi nhánh tại Mỹ để tận dụng được nguồn nhân công dồi dào và lượng giấy phế thải tại chỗ. Tại các chi nhánh, Richard Pratt đã đưa vào áp dụng quy trình đa dạng các loại sản phẩm giấy carton loại dày có tính năng ưu việt vừa bền vừa có mẫu mã đẹp, đảm bảo tiêu chuẩn về vệ sinh, đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường. Nhờ đó, Visy Board không chỉ thiết lập được một mạng lưới các nhà máy tại Staten Island, New York, Coolaroo, Victoria, New South Wales Mỹ mà còn mở rộng được các chi nhánh sang cả thị trường New Zealand và Papua New Guinea.
Ngoài các sản phẩm hộp giấy carton công nghiệp truyền thống, Richard Pratt còn tiến hành hàng loạt các chương trình đầu tư vào các ngành công nghiệp xử lý và cung cấp nước sinh hoạt. Dựa trên nguồn vốn hùng mạnh của Visy Industries, Richard Pratt đã thiết lập một hệ thống các nhà máy sơ chế các loại nước thải của các thành phố sau đó phân loại xử lý thành nước sạch dành cho sinh hoạt và cung cấp cho người sử dụng.
Bằng các khoản đầu tư lớn này, Visy Industries cũng nhanh chóng vươn lên vị trí một trong những nhà cung cấp nước sạch hàng đầu ở Australia. Richard Pratt cũng đã trở thành một trong những nhà cải cách về tiêu chuẩn nước sinh hoạt, ông đã có nhiều đóng góp quan trọng vào chính sách phát triển nguồn nước sạch tại Australia.
Rất đam mê kinh doanh nhưng dường như được thừa hưởng lòng nhân ái của người mẹ, ông luôn ý thức sâu sắc về trách nhiệm xã hội của mình.
Trong nhiều năm hoạt động trên thương trường, ngoài những chương trình kinh doanh của cá nhân mình, Richard Pratt còn được mọi người biết tới với nhiều hoạt động vì cộng đồng và đóng góp cho xã hội. Richard Pratt đã từng được giao nhiều trọng trách quan trọng như Hiệu trưởng danh dự của trường Swinburne University of Technology; Chủ tịch của Trung tâm khoa học Victorian Arts Centre Trust; Chủ tịch Trung tâm nghiên cứu sức khỏe cộng đồng Mental Health Research Institute of Victoria…Tháng 7/2007, Richard Pratt đã được bầu làm Chủ tịch CLB bóng đá giàu truyền thống của Australia, Carlton Football Club.
Đặc biệt, Richard Pratt và gia đình cũng đã tự thành lập quỹ từ thiện Pratt Foundation nhằm đẩy mạnh các hoạt dộng giúp đỡ người nghèo và các hoạt động từ thiện vì cộng đồng.
Với tài năng, uy tín và những đóng góp cho xã hội, Richard Pratt đã vinh dự được nhận nhiều giải thưởng lớn như giải thưởng Environmental Visionary năm 1998 sau chiến dịch Keep Australia Beautiful Campaign; huân chương danh dự Order of Australia – huân chương danh giá nhất của Australia - năm 1985 và 1998.
(Theo VnExpress)
No comments:
Post a Comment