Carlos Ghosn là người nước ngoài nổi tiếng nhất của đất nước "Mặt trời mọc", chỉ trong vòng 20 tháng khi làm Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc điều hành của Nissan, Carlos Ghosn đã cứu tập đoàn ô tô lớn thứ 3 nước Nhật thoát khỏi bờ vực phá sản hoàn toàn.
Nissan, từ một tập đoàn đang nợ chồng chất với tổng số nợ khổng lồ lên tới trên 20 tỉ USD, với sự điều hành của Carlos Ghosn đã trở thành nhà sản xuất ô tô hiệu quả nhất thế giới. Đây là điều mà trước đó không ai tin nổi, kể cả những người lạc quan nhất.
Carlos Ghosn sinh nǎm 1954, từ lâu ông được biết đến là một nhà quản lý tài ba của các tập đoàn đa quốc gia. Ông là một doanh nhân, là nhà quản lý với rất nhiều lợi thế của tính quốc tế và đa v ǎ n hoá mà khó ai bì kịp. Carlos Ghosn thông thạo 5 thứ tiếng Anh, Pháp, Italia, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha.
Mang quốc tịch Pháp, nhưng thực ra cha ông lại là người có gốc gác từ Lebanon, lấy vợ người Pháp. Lớn lên và đi học tại trường tiếng Pháp ở Bairut, nhưng Carlos Ghosn lại được sinh ra ở Brazil. Ông lập nghiệp, bắt đầu thành danh ở Pháp và thật sự nổi tiếng thế giới từ đất Nhật. Khi mới 24 tuổi Carlos Ghosn đã được thử thách ở vị trí giám đốc nhà máy tại Le Puy của Michelin, một công ty sản xuất lốp xe nổi tiếng của Pháp. Vào nǎm 1984 ông đã là giám đốc phụ trách kỹ thuật và nghiên cứu phát triển sản phẩm của Michelin.
Chỉ ít nǎm sau Carlos Ghosn lại được ông chủ Francois Michelin bổ nhiệm làm giám đốc điều hành tại khu vực Bắc Mỹ. Chính trong thời kỳ này ông đã giúp Michelin mua lại công ty Mỹ Uniroyal Goodrich đang bị thua lỗ nặng nề. Và trong thời gian này Carlos Ghosn đã có dịp thể hiện khả nǎng quản lý, đặc biệt là tài cải tổ doanh nghiệp của mình. Thậm chí Ghosn còn được tin tưởng đào tạo, hướng dẫn cho người con trai của ông chủ, Edouard Michelin, người hiện đang làm Chủ tịch của tập đoàn này.
Nǎm 1996, Carlos Ghosn chuyển sang làm quản lý điều hành cho tập doàn sản xuất ô tô Renault. Ông nhanh chóng trở thành nhân vật thứ hai của tập đoàn ô tô lớn nhất của Pháp này, trực tiếp phụ trách các lĩnh vực nghiên cứu, phát triển sản phẩm và lắp ráp. Từ khi có dự án hợp tác Renault - Nissan nǎm 1999, Carlos Ghosn trở thành Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc điều hành của Nissan.
Vua giảm chi phí
Vào nǎm 1999 Nisan, nhà sản xuất ô tô lớn thứ ba của Nhật đang đứng trước bờ vực phá sản vì thua lỗ nặng nề và nợ nần chồng chất. Đầu năm 1999 người dân nước Nhật đầy kiêu hãnh đã thất vọng tràn trề khi thấy Nissan, từng là đứa con cưng của ngành công nghiệp Nhật Bản sắp phải biến mất khỏi thị trường.
Các nhà quản lý Nhật Bản đã phải bó tay khi không thể cứu vãn nổi một tập đoàn Nissan với cả núi nợ tới 20 tỉ USD. Và cuối cùng dù không mấy tin tưởng vào một nhà quản lý Tây Âu, nhưng giới công nghiệp Nhật Bản vẫn phải chấp nhận yêu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài khi thực hiện cải tổ Nissan. Carlos Ghosn đã đến với nước Nhật và trở thành người đứng đầu Nissan trong bối cảnh đó.
Những thách thức và khó khǎn mà ông phải vượt qua là vô cùng lớn. Tuy nhiện vị tổng đạo diễn của kế hoạch cải tổ "Revival Plan" đã thể hiện một thần kinh thép và một ý chí quyết tâm mãnh liệt. Như một vị bác sĩ, việc đầu tiên là ông rà soát lại toàn bộ tập đoàn. Carlos Ghosn đã không mấy khó khǎn phát hiện ung nhọt lớn nhất của tập đoàn lúc đó là một bộ máy khổng lồ, cồng kềnh và không hiệu quả.
Và cái gì đến đã phải đến. Ghosn quyết định cắt giảm ngay lập tức 21.000 nhân viên, tức 15% tổng biên chế của cả tập đoàn. Đây là một liệu pháp đã thực sự gây sốc đáng kể đối với hệ thống kinh tế nước Nhật. Vị Chủ tịch của Nissan đã không ít lần phải lên tiếng để bảo vệ và thuyết phục một quyết định đau đớn nhưng theo ông là không có con đường nào khác.
Mặc dù vậy giảm nhân sự vẫn chỉ mới là một trong nhiều biện pháp mà nhà cải tổ Ghosn áp dụng để giảm chi phí của Nissan. Toàn bộ các hợp đồng cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị cho Nissan đều được Carlos Ghosn rà soát lại. Và Ghosn đã không nhầm khi phát hiện không ít chi phí có thể giảm bớt. Vừa thuyết phục, vừa gây sức ép, ông đã đàm phán và ký kết lại nhiều hợp đồng theo hướng có lợi hơn cho Nissan. Carlos Ghosn từng nói ở vị trí của ông lúc đó như là đứng trên lửa. Không hành động quyết liệt và liên tục là chết.
Để lành mạnh hóa tài chính của một Nisan đang từ cõi chết Carlos Ghosn đã thực hiện giảm hết chi phí này đến chi phí khác. Có thể nói chi phí của Nissan đã được Ghosn giảm tối đa, giảm đến mức không còn gì để giảm được nữa. Cũng từ đó Carlos Ghosn còn có thêm biệt danh "Mr. Cost killer" của một "ông vua" về giảm chi phí. Chỉ trong vòng chưa đầy 2 nǎm dưới sự quản lí và điều hành của Carlos Ghosn, Nissan đã có được mức lợi nhuận cao tới 10,8% của doanh số trong khi doanh số vẫn tiếp tục tǎng đều.
Khéo nhập gia tuỳ tục
Là một nhà quản lý đặc hiệu của phương Tây nhưng đã tỏ ra là người rất biết cách thích nghi với môi trường thử thách mới tại Nhật. Ngay từ những ngày đầu tiên làm việc tại Nissan, Carlos Ghosn đã hǎm hở học ngay tiếng Nhật với một quyết tâm hiếm có.
Thư ký của ông kể lại, dù rất bận rộn với đủ việc và các cuộc hẹn nhưng Ghosn vẫn dành 90 phút mỗi tối để học tiếng bản địa. Cho dù ngôn ngữ làm việc chính tại Nissan là tiếng Anh nhưng Carlos Ghosn ý thức được rằng để có được hiệu quả công việc như ông mong muốn thì cũng cần phải giao tiếp được với các cộng sự người Nhật bằng tiếng bản địa của họ. Tháng 6 nǎm 1999, các cổ đông của Nissan đã có một ấn tượng rất tốt về vị Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc của mình khi Carlos Ghosn đã có một bài phát biểu tâm huyết bằng tiếng Nhật "xịn" tuy chỉ dài có hơn hai phút.
Có thể nói Carlos Ghosn đã thành công với Nissan không chỉ vì ông đã giảm được chi phí tối đa mà quan trọng hơn là ông đã tạo được một mối quan hệ tối ưu với đội ngũ cộng sự và nhân viên người bản địa. Vừa tin cậy, cảm thông, nhưng lại vừa rõ ràng và đầy đủ về thông tin.
Đa số nhân viên của Nissan nói rằng làm việc với Carlos Ghosn rất vất vả nhưng lại không thấy quá cǎng thẳng vì ông thích đùa, và biết đùa đúng lúc, đùa cả bằng tiếng Nhật. Ai cũng biết người châu Âu thường có ngày nghỉ phép rất lớn và không phải luôn luôn có tinh thần làm việc cật lực quên mình như người Nhật. Và Carlos Ghosn cũng đã tận dụng tối đa điều đó, nhất là trong bối cảnh khó khǎn của Nissan trước nguy cơ bị phá sản. Đích thân ông đã làm gương cho nhân viên.
Người ta thấy rằng một ngày làm việc của Carlos Ghosn bắt đầu từ 7 giờ sáng và không bao giờ kết thúc trước 22 giờ. Quyết đoán và táo bạo trong việc thẳng thừng cắt giảm nhân viên nhưng Carlos Ghosn rất khéo léo trong đối nhân xử thế khi làm việc tại Nhật.
Ông biết không chỉ các cộng sự, nhân viên mà còn hàng triệu người Nhật khác từ chính khách đến doanh nhân, báo giới đều rất đang chǎm chú quan sát xem ông làm những gì để cải tổ Nissan như đã cam kết. Mặc dù Nissan trong thời trước Carlos Ghosn được quản lý rất tồi nhưng ông không hề có những chê bai, đánh giá kém làm thương tổn đến lòng kiêu hãnh của người bản xứ.
Dù gì thì Nissan cũng là một thương hiệu của một doanh nghiệp Nhật có giàu truyền thống. Những gì không cần thiết hay cần gấp phải thay đổi tại Nissan, Carlos Ghosn cố gắng giữ nguyên như cũ. Mọi bố trí, trang bị tại các vǎn phòng làm việc của Nissan không hề có thay đổi gì dù người điều hành cao nhất đến từ châu Âu.
Kể cả bản thân phòng làm việc riêng của Chủ tịch Carlos Ghosn cũng không hề có sự suy chuyển nhiều. Vẫn bộ bàn ghế cũ, vẫn tủ, vẫn điện thoại đó,... Sự tinh tế, nhạy cảm trong xử thế của Carlos Ghosn đã thật sự được "tâm phục, khẩu phục". Những định kiến của cộng sự, nhân viên người Nhật về một phong cách quản lí điều hành hoàn toàn theo kiểu châu Âu đã dần biến mất. Carlos Ghosn đã biết chấp nhận những cái mà ông cho là nhỏ nhặt để dễ thực hiện những đổi mới quan trọng.
Khác với trước kia trong các cuộc họp chỉ có một giải pháp duy nhất được đem ra đánh giá và quyết định thì nay Carlos Ghosn yêu cầu các cộng sự phải luôn đưa các phương án, giải pháp khác nhau để so sánh. Giám đốc nghiên cứu sản phẩm mới Takaski Sakai kể lại, trước kia cứ mỗi kỳ chúng tôi chỉ thiết kế một mẫu xe Nissan rồi thảo luận về chúng.
Còn ngày nay mỗi khi họp quyết định sản phẩm mới Carlos Ghosn đều yêu cầu phải có đồng thời nhiều mẫu xe cùng loại để cùng so sánh, bàn luận. Các cộng sự người Nhật phải thừa nhận ý tưởng và quyết định của Carlos Ghosn là đúng đắn và hiệu quả khi những người làm công tác Marketing cũng được tham gia thảo luận về các mẫu mã xe để có những chiến lược bán hàng phù họp cho từng đối tượng, từng loại xe.
Cũng chỉ trong thời gian rất ngắn đứng đầu tập đoàn Nissan, Carlos Ghosn đã làm thay đổi đáng kể bộ sựu tập mẫu mã xe của Nissan. Không chỉ đơ thuần là đa dạng hoá mẫu mã mà khách hàng còn thấy ở các loại xe Nissan một sự sống động, hấp dẫn mà trước đó không hề có. Người ta nói rằng xe Nisan là sự kết hợp hài hoà giữa tính n ǎ ng tối ưu Nhật Bản và hình thức rất vui nhộn, trẻ trung kiểu Pháp.
Tập đoàn Nissan dưới thời Carlos Ghosn cũng đồng thời vừa có được một n ǎ ng suất lao động cao của Nhật Bản và một chiến lược marketing dài hạn kiểu Pháp. Sang nǎm 2002 Nissan đã cân đối đươc các món nợ và lần đầu tiên có lãi. Tuy thế Carlos Ghosn vẫn khiêm tốn cho rằng mọi sự vẫn còn ở phía trước. Giành lại vị thế cũ trước kia của Nissan là chưa đủ với Carlos Ghosn. Ông còn có tham vọng tiếp tục đưa Nissan thành tập đoàn ô tố số 1 thế giới với rất nhiều mẫu mã xe mới đang được nghiên cứu phát triển và chuẩn bị đưa vào sản xuất.
(Theo VnEconomy)
Nissan, từ một tập đoàn đang nợ chồng chất với tổng số nợ khổng lồ lên tới trên 20 tỉ USD, với sự điều hành của Carlos Ghosn đã trở thành nhà sản xuất ô tô hiệu quả nhất thế giới. Đây là điều mà trước đó không ai tin nổi, kể cả những người lạc quan nhất.
Carlos Ghosn sinh nǎm 1954, từ lâu ông được biết đến là một nhà quản lý tài ba của các tập đoàn đa quốc gia. Ông là một doanh nhân, là nhà quản lý với rất nhiều lợi thế của tính quốc tế và đa v ǎ n hoá mà khó ai bì kịp. Carlos Ghosn thông thạo 5 thứ tiếng Anh, Pháp, Italia, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha.
Mang quốc tịch Pháp, nhưng thực ra cha ông lại là người có gốc gác từ Lebanon, lấy vợ người Pháp. Lớn lên và đi học tại trường tiếng Pháp ở Bairut, nhưng Carlos Ghosn lại được sinh ra ở Brazil. Ông lập nghiệp, bắt đầu thành danh ở Pháp và thật sự nổi tiếng thế giới từ đất Nhật. Khi mới 24 tuổi Carlos Ghosn đã được thử thách ở vị trí giám đốc nhà máy tại Le Puy của Michelin, một công ty sản xuất lốp xe nổi tiếng của Pháp. Vào nǎm 1984 ông đã là giám đốc phụ trách kỹ thuật và nghiên cứu phát triển sản phẩm của Michelin.
Chỉ ít nǎm sau Carlos Ghosn lại được ông chủ Francois Michelin bổ nhiệm làm giám đốc điều hành tại khu vực Bắc Mỹ. Chính trong thời kỳ này ông đã giúp Michelin mua lại công ty Mỹ Uniroyal Goodrich đang bị thua lỗ nặng nề. Và trong thời gian này Carlos Ghosn đã có dịp thể hiện khả nǎng quản lý, đặc biệt là tài cải tổ doanh nghiệp của mình. Thậm chí Ghosn còn được tin tưởng đào tạo, hướng dẫn cho người con trai của ông chủ, Edouard Michelin, người hiện đang làm Chủ tịch của tập đoàn này.
Nǎm 1996, Carlos Ghosn chuyển sang làm quản lý điều hành cho tập doàn sản xuất ô tô Renault. Ông nhanh chóng trở thành nhân vật thứ hai của tập đoàn ô tô lớn nhất của Pháp này, trực tiếp phụ trách các lĩnh vực nghiên cứu, phát triển sản phẩm và lắp ráp. Từ khi có dự án hợp tác Renault - Nissan nǎm 1999, Carlos Ghosn trở thành Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc điều hành của Nissan.
Vua giảm chi phí
Vào nǎm 1999 Nisan, nhà sản xuất ô tô lớn thứ ba của Nhật đang đứng trước bờ vực phá sản vì thua lỗ nặng nề và nợ nần chồng chất. Đầu năm 1999 người dân nước Nhật đầy kiêu hãnh đã thất vọng tràn trề khi thấy Nissan, từng là đứa con cưng của ngành công nghiệp Nhật Bản sắp phải biến mất khỏi thị trường.
Các nhà quản lý Nhật Bản đã phải bó tay khi không thể cứu vãn nổi một tập đoàn Nissan với cả núi nợ tới 20 tỉ USD. Và cuối cùng dù không mấy tin tưởng vào một nhà quản lý Tây Âu, nhưng giới công nghiệp Nhật Bản vẫn phải chấp nhận yêu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài khi thực hiện cải tổ Nissan. Carlos Ghosn đã đến với nước Nhật và trở thành người đứng đầu Nissan trong bối cảnh đó.
Những thách thức và khó khǎn mà ông phải vượt qua là vô cùng lớn. Tuy nhiện vị tổng đạo diễn của kế hoạch cải tổ "Revival Plan" đã thể hiện một thần kinh thép và một ý chí quyết tâm mãnh liệt. Như một vị bác sĩ, việc đầu tiên là ông rà soát lại toàn bộ tập đoàn. Carlos Ghosn đã không mấy khó khǎn phát hiện ung nhọt lớn nhất của tập đoàn lúc đó là một bộ máy khổng lồ, cồng kềnh và không hiệu quả.
Và cái gì đến đã phải đến. Ghosn quyết định cắt giảm ngay lập tức 21.000 nhân viên, tức 15% tổng biên chế của cả tập đoàn. Đây là một liệu pháp đã thực sự gây sốc đáng kể đối với hệ thống kinh tế nước Nhật. Vị Chủ tịch của Nissan đã không ít lần phải lên tiếng để bảo vệ và thuyết phục một quyết định đau đớn nhưng theo ông là không có con đường nào khác.
Mặc dù vậy giảm nhân sự vẫn chỉ mới là một trong nhiều biện pháp mà nhà cải tổ Ghosn áp dụng để giảm chi phí của Nissan. Toàn bộ các hợp đồng cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị cho Nissan đều được Carlos Ghosn rà soát lại. Và Ghosn đã không nhầm khi phát hiện không ít chi phí có thể giảm bớt. Vừa thuyết phục, vừa gây sức ép, ông đã đàm phán và ký kết lại nhiều hợp đồng theo hướng có lợi hơn cho Nissan. Carlos Ghosn từng nói ở vị trí của ông lúc đó như là đứng trên lửa. Không hành động quyết liệt và liên tục là chết.
Để lành mạnh hóa tài chính của một Nisan đang từ cõi chết Carlos Ghosn đã thực hiện giảm hết chi phí này đến chi phí khác. Có thể nói chi phí của Nissan đã được Ghosn giảm tối đa, giảm đến mức không còn gì để giảm được nữa. Cũng từ đó Carlos Ghosn còn có thêm biệt danh "Mr. Cost killer" của một "ông vua" về giảm chi phí. Chỉ trong vòng chưa đầy 2 nǎm dưới sự quản lí và điều hành của Carlos Ghosn, Nissan đã có được mức lợi nhuận cao tới 10,8% của doanh số trong khi doanh số vẫn tiếp tục tǎng đều.
Khéo nhập gia tuỳ tục
Là một nhà quản lý đặc hiệu của phương Tây nhưng đã tỏ ra là người rất biết cách thích nghi với môi trường thử thách mới tại Nhật. Ngay từ những ngày đầu tiên làm việc tại Nissan, Carlos Ghosn đã hǎm hở học ngay tiếng Nhật với một quyết tâm hiếm có.
Thư ký của ông kể lại, dù rất bận rộn với đủ việc và các cuộc hẹn nhưng Ghosn vẫn dành 90 phút mỗi tối để học tiếng bản địa. Cho dù ngôn ngữ làm việc chính tại Nissan là tiếng Anh nhưng Carlos Ghosn ý thức được rằng để có được hiệu quả công việc như ông mong muốn thì cũng cần phải giao tiếp được với các cộng sự người Nhật bằng tiếng bản địa của họ. Tháng 6 nǎm 1999, các cổ đông của Nissan đã có một ấn tượng rất tốt về vị Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc của mình khi Carlos Ghosn đã có một bài phát biểu tâm huyết bằng tiếng Nhật "xịn" tuy chỉ dài có hơn hai phút.
Có thể nói Carlos Ghosn đã thành công với Nissan không chỉ vì ông đã giảm được chi phí tối đa mà quan trọng hơn là ông đã tạo được một mối quan hệ tối ưu với đội ngũ cộng sự và nhân viên người bản địa. Vừa tin cậy, cảm thông, nhưng lại vừa rõ ràng và đầy đủ về thông tin.
Đa số nhân viên của Nissan nói rằng làm việc với Carlos Ghosn rất vất vả nhưng lại không thấy quá cǎng thẳng vì ông thích đùa, và biết đùa đúng lúc, đùa cả bằng tiếng Nhật. Ai cũng biết người châu Âu thường có ngày nghỉ phép rất lớn và không phải luôn luôn có tinh thần làm việc cật lực quên mình như người Nhật. Và Carlos Ghosn cũng đã tận dụng tối đa điều đó, nhất là trong bối cảnh khó khǎn của Nissan trước nguy cơ bị phá sản. Đích thân ông đã làm gương cho nhân viên.
Người ta thấy rằng một ngày làm việc của Carlos Ghosn bắt đầu từ 7 giờ sáng và không bao giờ kết thúc trước 22 giờ. Quyết đoán và táo bạo trong việc thẳng thừng cắt giảm nhân viên nhưng Carlos Ghosn rất khéo léo trong đối nhân xử thế khi làm việc tại Nhật.
Ông biết không chỉ các cộng sự, nhân viên mà còn hàng triệu người Nhật khác từ chính khách đến doanh nhân, báo giới đều rất đang chǎm chú quan sát xem ông làm những gì để cải tổ Nissan như đã cam kết. Mặc dù Nissan trong thời trước Carlos Ghosn được quản lý rất tồi nhưng ông không hề có những chê bai, đánh giá kém làm thương tổn đến lòng kiêu hãnh của người bản xứ.
Dù gì thì Nissan cũng là một thương hiệu của một doanh nghiệp Nhật có giàu truyền thống. Những gì không cần thiết hay cần gấp phải thay đổi tại Nissan, Carlos Ghosn cố gắng giữ nguyên như cũ. Mọi bố trí, trang bị tại các vǎn phòng làm việc của Nissan không hề có thay đổi gì dù người điều hành cao nhất đến từ châu Âu.
Kể cả bản thân phòng làm việc riêng của Chủ tịch Carlos Ghosn cũng không hề có sự suy chuyển nhiều. Vẫn bộ bàn ghế cũ, vẫn tủ, vẫn điện thoại đó,... Sự tinh tế, nhạy cảm trong xử thế của Carlos Ghosn đã thật sự được "tâm phục, khẩu phục". Những định kiến của cộng sự, nhân viên người Nhật về một phong cách quản lí điều hành hoàn toàn theo kiểu châu Âu đã dần biến mất. Carlos Ghosn đã biết chấp nhận những cái mà ông cho là nhỏ nhặt để dễ thực hiện những đổi mới quan trọng.
Khác với trước kia trong các cuộc họp chỉ có một giải pháp duy nhất được đem ra đánh giá và quyết định thì nay Carlos Ghosn yêu cầu các cộng sự phải luôn đưa các phương án, giải pháp khác nhau để so sánh. Giám đốc nghiên cứu sản phẩm mới Takaski Sakai kể lại, trước kia cứ mỗi kỳ chúng tôi chỉ thiết kế một mẫu xe Nissan rồi thảo luận về chúng.
Còn ngày nay mỗi khi họp quyết định sản phẩm mới Carlos Ghosn đều yêu cầu phải có đồng thời nhiều mẫu xe cùng loại để cùng so sánh, bàn luận. Các cộng sự người Nhật phải thừa nhận ý tưởng và quyết định của Carlos Ghosn là đúng đắn và hiệu quả khi những người làm công tác Marketing cũng được tham gia thảo luận về các mẫu mã xe để có những chiến lược bán hàng phù họp cho từng đối tượng, từng loại xe.
Cũng chỉ trong thời gian rất ngắn đứng đầu tập đoàn Nissan, Carlos Ghosn đã làm thay đổi đáng kể bộ sựu tập mẫu mã xe của Nissan. Không chỉ đơ thuần là đa dạng hoá mẫu mã mà khách hàng còn thấy ở các loại xe Nissan một sự sống động, hấp dẫn mà trước đó không hề có. Người ta nói rằng xe Nisan là sự kết hợp hài hoà giữa tính n ǎ ng tối ưu Nhật Bản và hình thức rất vui nhộn, trẻ trung kiểu Pháp.
Tập đoàn Nissan dưới thời Carlos Ghosn cũng đồng thời vừa có được một n ǎ ng suất lao động cao của Nhật Bản và một chiến lược marketing dài hạn kiểu Pháp. Sang nǎm 2002 Nissan đã cân đối đươc các món nợ và lần đầu tiên có lãi. Tuy thế Carlos Ghosn vẫn khiêm tốn cho rằng mọi sự vẫn còn ở phía trước. Giành lại vị thế cũ trước kia của Nissan là chưa đủ với Carlos Ghosn. Ông còn có tham vọng tiếp tục đưa Nissan thành tập đoàn ô tố số 1 thế giới với rất nhiều mẫu mã xe mới đang được nghiên cứu phát triển và chuẩn bị đưa vào sản xuất.
(Theo VnEconomy)
No comments:
Post a Comment