Những nhà kinh doanh giàu nhất thế giới đang tận dụng sự hỗn loạn để mua lại các công ty với giá hời cho dù Tổng thống Bush cảnh báo “nền kinh tế đang gặp nguy hiểm”.
Trong đợt khủng hoảng lịch sử tại phố Wall, tỷ phú đầu tư Warren Buffett (tài sản 50 tỷ USD) đã quyết định đầu tư 5 tỷ USD. Mặc dù các tập đoàn tài chính lừng danh nhất phố Wall lần lượt gục ngã, người hùng trên thị trường tài chính vẫn quyết định đầu tư vào ngân hàng Goldman Sachs.
Sau khi mặc cả sát sao với Goldman, tập đoàn Berkshire Hathaway của Buffett đã trả 5 tỷ USD cho cổ phiếu ưu tiên của Goldman với 10% cổ tức. Berkshire cũng được quyền chi 5 tỷ USD để mua cổ phiếu phổ thông của Goldman với giá 115 USD/CP.
Đó là lĩnh vực mà hiện nay hầu như không nhà đầu tư nào muốn “mó tay” vào, nhưng Buffett chưa bao giờ là một nhà đầu tư theo phong trào. Và cũng không chỉ một mình ông có ý tưởng này.
Cùng ý tưởng săn các công ty tài chính với Buffett là người giàu nhất Hồng Kông Li Ka-Shing. Tuần trước, ông đã mua cổ phiếu của Ngân hàng Đông Á (BEA). Ông cũng được coi là người luôn có ý tưởng đầu tư táo bạo khác người. Li luôn tham gia khi người khác tháo chạy.
Cùng thời điểm Li Ka-Sing quyết định đầu tư, người gửi tiền xếp hàng dài trước cửa chi nhánh ngân hàng này để rút tiền. Lời đồn về sự thua lỗ, mất khả năng thanh khoản của ngân hàng này lan nhanh khắp Hồng Kông. Nhưng khó mà có thể tìm được sự đảm bảo nào tốt hơn cho ngân hàng bằng quyết định của người đàn ông đang sở hữu 26,5 tỷ USD này. Cổ phiếu của BEA đã tăng 4% sau đó.
Tại Nga, tỷ phú Mikhail Prokhorov cũng có cùng ý tưởng này. Người đàn ông sở hữu 19,5 tỷ USD vừa thông báo ông sẽ mua một nửa ngân hàng đầu tư Renaissance Capital của Nga và một công ty tài chính nhỏ hơn có tên APR-Bank. Cũng như nhiều ngân hàng tại Mỹ, các ngân hàng Nga đang được bán với giá khá rẻ. Prokhorov cho biết ông đang cân nhắc đầu tư tiếp tại thị trường châu Âu và Mỹ. Prokhorov còn dự định dùng 500 triệu USD tiền của cá nhân để lập một tập đoàn tài chính mới.
Mặc dù vậy, không phải tất cả các tỷ phú đều tin vào cổ phiếu ngân hàng. Các tờ báo Anh vừa cho biết tỷ phú John Paulson đang đặt cược vào sự giảm giá của 4 ngân hàng lớn nhất nước Anh Royal Bank of Scotland, Lloyd's TSB, HBOS và Barclays. Xin nhớ rằng Paulson là một trong những nhà quản lý quỹ đầu tư được quan tâm nhất hiện nay nhờ những cú đầu tư liều lĩnh thành công.
Còn nhiều giao dịch khác của các tỷ phú bên ngoài ngành ngân hàng. Tỷ phú Anil Ambani (sở hữu 42 tỷ USD) và đạo diễn lừng danh Steven Spielberg (sở hữu 3,5 tỷ USD) đang dự định thành lập một hãng phim độc lập. Steven Spielberg sẽ rời bỏ hãng Viacom mà ông đang làm việc để giúp một trong những người giàu nhất Ấn Độ thâm nhập vào ngành phim ảnh Mỹ. Công ty giải trí Reliance của Ambani sẽ bỏ 500 triệu USD vào liên doanh này.
Tỷ phú Nga Alexander Mamut (tài sản 1,2 tỷ USD) lại thích ngành điện thoại. Ông cho biết đã mua Evroset, công ty bán lẻ điện thoại lớn tại thị trường Nga. Ông mua Evroset với giá khá đắt và đang đặt cược vào sự phát triển của thị trường di động tại Nga. Trong vài quý gần đây, tốc độ tăng GDP của Nga đạt 7,5%. Mamut, khởi nghiệp từ ngành ngân hàng và tiền tệ, giờ đây đang chuyển hướng sang đầu tư. Danh mục của ông rất đa dạng. Năm ngoái, ông mua website blogging LiveJournal.com của Mỹ.
Vài tháng trước, công ty của tỷ phú ngành công nghiệp thực phẩm Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi (tài sản 3,5 tỷ USD) đã mua lại một số dự án bất động sản tại Bangkok. Hiện nay, ông đang là người chào mua duy nhất cho khách sạn Fourth Points tại Sydney Chủ khách sạn này hiện đang lâm vào cảnh thiếu nợ.
Lúc này, điều duy nhất gây ngạc nhiên hơn một vụ mua lại ngân hàng tại phố Wall có lẽ là một thương vụ mua một tờ báo Mỹ. Lượng phát hành và quảng cáo của ngành báo giấy đang giảm khi người đọc và người quảng cáo đang chuyển sang sử dụng Internet. Nhưng đầu tháng này, doanh nhân Mexico Carlos Slim Helu đã mua 6,4% cổ phần của tờ New York Times. Như nhiều tỷ phú khác trong bài này, người đàn ông giàu thứ hai thế giới (60 tỷ USD) đã mua một thứ tài sản đang mất giá. Cổ phiếu của The New York Times đã giảm tới 67% trong 5 năm qua.
Khủng hoảng luôn đi cùng cơ hội. Chúng ta hãy chờ xem các tỷ phú sẽ được hay mất trong cuộc cá cược này.
(Theo VnMedia)
Trong đợt khủng hoảng lịch sử tại phố Wall, tỷ phú đầu tư Warren Buffett (tài sản 50 tỷ USD) đã quyết định đầu tư 5 tỷ USD. Mặc dù các tập đoàn tài chính lừng danh nhất phố Wall lần lượt gục ngã, người hùng trên thị trường tài chính vẫn quyết định đầu tư vào ngân hàng Goldman Sachs.
Sau khi mặc cả sát sao với Goldman, tập đoàn Berkshire Hathaway của Buffett đã trả 5 tỷ USD cho cổ phiếu ưu tiên của Goldman với 10% cổ tức. Berkshire cũng được quyền chi 5 tỷ USD để mua cổ phiếu phổ thông của Goldman với giá 115 USD/CP.
Đó là lĩnh vực mà hiện nay hầu như không nhà đầu tư nào muốn “mó tay” vào, nhưng Buffett chưa bao giờ là một nhà đầu tư theo phong trào. Và cũng không chỉ một mình ông có ý tưởng này.
Cùng ý tưởng săn các công ty tài chính với Buffett là người giàu nhất Hồng Kông Li Ka-Shing. Tuần trước, ông đã mua cổ phiếu của Ngân hàng Đông Á (BEA). Ông cũng được coi là người luôn có ý tưởng đầu tư táo bạo khác người. Li luôn tham gia khi người khác tháo chạy.
Cùng thời điểm Li Ka-Sing quyết định đầu tư, người gửi tiền xếp hàng dài trước cửa chi nhánh ngân hàng này để rút tiền. Lời đồn về sự thua lỗ, mất khả năng thanh khoản của ngân hàng này lan nhanh khắp Hồng Kông. Nhưng khó mà có thể tìm được sự đảm bảo nào tốt hơn cho ngân hàng bằng quyết định của người đàn ông đang sở hữu 26,5 tỷ USD này. Cổ phiếu của BEA đã tăng 4% sau đó.
Tại Nga, tỷ phú Mikhail Prokhorov cũng có cùng ý tưởng này. Người đàn ông sở hữu 19,5 tỷ USD vừa thông báo ông sẽ mua một nửa ngân hàng đầu tư Renaissance Capital của Nga và một công ty tài chính nhỏ hơn có tên APR-Bank. Cũng như nhiều ngân hàng tại Mỹ, các ngân hàng Nga đang được bán với giá khá rẻ. Prokhorov cho biết ông đang cân nhắc đầu tư tiếp tại thị trường châu Âu và Mỹ. Prokhorov còn dự định dùng 500 triệu USD tiền của cá nhân để lập một tập đoàn tài chính mới.
Mặc dù vậy, không phải tất cả các tỷ phú đều tin vào cổ phiếu ngân hàng. Các tờ báo Anh vừa cho biết tỷ phú John Paulson đang đặt cược vào sự giảm giá của 4 ngân hàng lớn nhất nước Anh Royal Bank of Scotland, Lloyd's TSB, HBOS và Barclays. Xin nhớ rằng Paulson là một trong những nhà quản lý quỹ đầu tư được quan tâm nhất hiện nay nhờ những cú đầu tư liều lĩnh thành công.
Còn nhiều giao dịch khác của các tỷ phú bên ngoài ngành ngân hàng. Tỷ phú Anil Ambani (sở hữu 42 tỷ USD) và đạo diễn lừng danh Steven Spielberg (sở hữu 3,5 tỷ USD) đang dự định thành lập một hãng phim độc lập. Steven Spielberg sẽ rời bỏ hãng Viacom mà ông đang làm việc để giúp một trong những người giàu nhất Ấn Độ thâm nhập vào ngành phim ảnh Mỹ. Công ty giải trí Reliance của Ambani sẽ bỏ 500 triệu USD vào liên doanh này.
Tỷ phú Nga Alexander Mamut (tài sản 1,2 tỷ USD) lại thích ngành điện thoại. Ông cho biết đã mua Evroset, công ty bán lẻ điện thoại lớn tại thị trường Nga. Ông mua Evroset với giá khá đắt và đang đặt cược vào sự phát triển của thị trường di động tại Nga. Trong vài quý gần đây, tốc độ tăng GDP của Nga đạt 7,5%. Mamut, khởi nghiệp từ ngành ngân hàng và tiền tệ, giờ đây đang chuyển hướng sang đầu tư. Danh mục của ông rất đa dạng. Năm ngoái, ông mua website blogging LiveJournal.com của Mỹ.
Vài tháng trước, công ty của tỷ phú ngành công nghiệp thực phẩm Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi (tài sản 3,5 tỷ USD) đã mua lại một số dự án bất động sản tại Bangkok. Hiện nay, ông đang là người chào mua duy nhất cho khách sạn Fourth Points tại Sydney Chủ khách sạn này hiện đang lâm vào cảnh thiếu nợ.
Lúc này, điều duy nhất gây ngạc nhiên hơn một vụ mua lại ngân hàng tại phố Wall có lẽ là một thương vụ mua một tờ báo Mỹ. Lượng phát hành và quảng cáo của ngành báo giấy đang giảm khi người đọc và người quảng cáo đang chuyển sang sử dụng Internet. Nhưng đầu tháng này, doanh nhân Mexico Carlos Slim Helu đã mua 6,4% cổ phần của tờ New York Times. Như nhiều tỷ phú khác trong bài này, người đàn ông giàu thứ hai thế giới (60 tỷ USD) đã mua một thứ tài sản đang mất giá. Cổ phiếu của The New York Times đã giảm tới 67% trong 5 năm qua.
Khủng hoảng luôn đi cùng cơ hội. Chúng ta hãy chờ xem các tỷ phú sẽ được hay mất trong cuộc cá cược này.
(Theo VnMedia)
No comments:
Post a Comment