Các nhà đầu tư, những người chưa hài lòng với khoản lợi tức 21,1% hàng năm đều cảm thấy yên lòng khi đọc xong bức thư mà Warren Buffett gửi. Lá thư thường niên của tỷ phú hàng đầu thế giới gửi cho các cổ đông của Berkshire Hathaway đã trở thành cẩm nang cho giới kinh doanh.
Người đồng sự Charles T. Munger của Warren Buffett đã phổ biến bức thư này cho các cổ đông của trong suốt 43 năm họ điều hành công ty. Điều ngạc nhiên là những người có lá thư này đều chuyền tay nhau và chiêm nghiệm nó như một bí kíp kinh doanh quý giá. Bức thư không chỉ chia sẻ các khoản đầu tư chìm của Buffett mà còn tiết lộ sự thông minh tỉnh táo của ông khi ông nhìn ra được sai lầm chết người của các nhà tài phiệt và các chuyên gia tài chính.
Xin trích đoạn những bình luận của Buffett về quản lý và kinh doanh:
Về kinh doanh bảo hiểm: "Việc kinh doanh bảo hiểm của chúng ta - bộ phận chủ chốt của Berkshire - đã có một năm tuyệt vời... Nhưng tiệc cũng đã tàn. Có một điều chắc chắn là lợi nhuận trong lĩnh vực bảo hiểm, bao gồm cả phần của chúng ta, sẽ giảm mạnh trong năm 2008 này. Giá cả giảm, và những khoản mất mát chắc chắn tăng. Cho dù nước Mỹ có trải năm thứ 3 liên tiếp sụt giảm kinh tế, lợi nhuận từ lĩnh vực này có thể sẽ giảm 4% hoặc hơn. Nếu sóng gió nổi lên trong nền kinh tế, kết quả sẽ còn tệ hơn".
Về các nhà quản lý và phương pháp quản lý: "Hầu hết những viên quản lý (gia nhập Berkshire) không làm việc vì động cơ tài chính. Nhiều người đã bán cho chúng ta công ty của họ với một khoản tiền lớn rồi điều hành nó, đơn giản vì họ thích thế chứ không phải vì họ cần tiền. Tất nhiên là họ mong muốn được trả tiền sòng phẳng nhưng tiền không phải là yếu tố duy nhất khiến họ làm việc hăng hái và hiệu quả.
Mục tiêu phấn đấu ở các CEO của chúng ta không phải là việc giành được vị trí của tôi mà là những chiến lược dài hạn cho công việc kinh doanh của họ. Những quyết định được họ đưa ra từ bây giờ phải được người khác "khắc cốt ghi tâm" mãi mãi. Tôi nghĩ rằng chính cơ cấu quản lý độc đáo và khó lòng bắt chước của chúng ta đã mang lại cho Berkshire một lợi thế thực sự.
Susan tới Công ty Borsheims 25 năm trước và làm nhân viên bán hàng với mức lương 4USD một giờ. Mặc dù cô ấy thiếu kiến thức nền tảng về quản lý, tôi đã không ngần ngại đưa cô lên làm CEO vào năm 1994. Cô ấy thông minh, sắc sảo, yêu thích kinh doanh và thân ái với đồng nghiệp. Những phẩm chất trên có thể đánh bại một người có bằng MBA bất cứ lúc nào... Ngẫu nhiên, cả tôi và Charlie đều không phải là những người coi trọng nền tảng ban đầu. Thay vào đó, chúng tôi tập trung vào khối óc, lòng đam mê công việc và tính chính trực".
Những nhân tố làm nên một công ty thành công: "Cố nhiên là một công ty lớn phải có một "tường thành" vững chãi để bảo vệ những khoản lợi nhuận khổng lồ trong nguồn vốn đầu tư. Sự năng động của chủ nghĩa tư bản cho phép các đối thủ cạnh tranh có thể tấn công nhiều lần bất cứ thành trì nào đang kiếm được lợi nhuận cao. Do đó, một biện pháp tự vệ khôn ngoan như là công ty chuyển thành nhà sản xuất giá rẻ (GEICO, Costco), bành trướng thành một thương hiệu mạnh toàn cầu (Coca Cola, Gillette, American Express) là yếu tố then chốt của thành công lâu dài. Lịch sử kinh doanh chứng kiến rất nhiều những "Roman Candles", (ngọn nến La Mã) - những công ty không đủ sức tự vệ và nhanh chóng bị xóa sổ.
Chính tiêu chuẩn vững bền khiến chúng ta phải loại bỏ các công ty đối thủ trong kinh doanh và hướng tới sự thay đổi liên tục và nhanh chóng. Mặc dù "sự hủy diệt đầy sáng tạo" này có lợi với xã hội, nó cũng có những hạn chế nhất định. Một "tường thành" phải được xây dựng lại không ngừng cuối cùng sẽ dẫn tới việc chẳng còn tường thành nữa.
Lưu ý rằng American Express và Wells Fargo cùng được sáng lập bởi Herry Wells và William Fargo, Amex năm 1850 và Wells năm 1852. P&G và Coke lần lượt xuất hiện vào năm 1837 và 1886. Sự khởi đầu không phải là điểm mạnh của chúng ta.
Một CEO xuất sắc là một tài sản quý báu với mọi công ty... Nhưng nếu một công ty đòi hỏi một siêu sao để tạo ra những thành quả vĩ đại, khó lòng mà nói đó là một công ty vĩ đại được".
Tái đầu tư lợi nhuận: "Chẳng có luật lệ nào buộc bạn phải đầu tư tiền vào lại chỗ bạn vừa kiếm được. Quả thực, đó là một sai lầm thường mắc phải: sự thật là một công ty thành công, thu được nhiều lợi nhuận rồi đầu tư vào tài sản hữu hình, chứ không phải mở rộng quá trình tái đầu tư phần lớn khoản lợi nhuận họ vừa kiếm được với suất sinh lợi cao. Một công ty cần tăng vốn để kích thích tăng trưởng, có thể chứng tỏ đó là một khoản đầu tư thích đáng... Nhưng tốt hơn hết là có một dòng lợi nhuận tăng lên vô hạn, mà hầu như không cần đến nhu cầu lớn về tư bản. Hãy hỏi thử Microsoft hay Google xem.
Loại công ty tệ nhất là công ty tăng trưởng nhanh chóng, đòi hỏi một nguồn vốn khổng lồ để kích thích tăng trưởng, rồi sau đó thu về rất ít hoặc chẳng thu được gì. Hãy liên tưởng tới ngành hàng không. Một lợi thế cạnh tranh vững chãi đã tồn tại kể từ thời anh em nhà Wright. Thực vậy, nếu một nhà đầu tư biết nhìn xa trông rộng xuất hiện tại Kitty Hawk, anh ấy ắt hẳn đã giúp cho người kế nhiệm của mình một đặc ân lớn bằng việc hạ bệ Orville".
Tiêu chuẩn thành công: "Chúng ta không đánh giá sự phát triển đầu tư của mình bằng việc giá cả thị trường ra sao trong những năm nhất định. Thay vào đó, chúng ta tính toán hiệu quả hoạt động bằng 2 phương pháp vẫn được áp dụng cho các công ty thuộc sở hữu của tập đoàn. Đầu tiên là khoản tăng lợi nhuận, với khả năng kiếm được trong điều kiện cho phép của thị trường. Thứ hai, chủ quan hơn, là "tường thành" của đối thủ - những lợi thế làm cạnh tranh - liệu có được mở rộng hơn mỗi năm?"
Về người kế nhiệm: "Năm ngoái, tôi nói với các bạn là chúng tôi sẽ nhanh chóng hoàn thiện kế hoạch tìm người kế vị cho công việc đầu tư tại Berkshire, và hiện thời chúng tôi chắc chắn đã xác định được 4 ứng cử viên có thể kế tục tôi trong việc quản lý đầu tư. Hiện nay họ đang quản lý những khoản tiền quan trọng, và biểu hiện sự hứng thú đặc biệt với việc tới Berkshire làm việc nếu được mời. Hội đồng biết điểm mạnh của cả 4 người, và kì vọng sẽ thuê được một người hoặc hơn nếu nhu cầu phát sinh. Các ứng viên còn trẻ, khoảng trung niên, có tham vọng và khả năng làm giàu, và đều ao ước được làm việc cho Berkshire vì những lý do trên cả vấn đề tiền bạc.
Tôi đã miễn cưỡng gạt bỏ ý nghĩ mình sẽ tiếp tục điều hành danh mục đầu tư của Berkshire sau khi chết, cũng như từ bỏ hy vọng mang đến cho cụm từ "thinking outside the box" (nghĩ bên ngoài chiếc hộp - suy nghĩ sáng tạo) một ý nghĩa mới".
(Theo Emotino, Forbes)
Người đồng sự Charles T. Munger của Warren Buffett đã phổ biến bức thư này cho các cổ đông của trong suốt 43 năm họ điều hành công ty. Điều ngạc nhiên là những người có lá thư này đều chuyền tay nhau và chiêm nghiệm nó như một bí kíp kinh doanh quý giá. Bức thư không chỉ chia sẻ các khoản đầu tư chìm của Buffett mà còn tiết lộ sự thông minh tỉnh táo của ông khi ông nhìn ra được sai lầm chết người của các nhà tài phiệt và các chuyên gia tài chính.
Xin trích đoạn những bình luận của Buffett về quản lý và kinh doanh:
Về kinh doanh bảo hiểm: "Việc kinh doanh bảo hiểm của chúng ta - bộ phận chủ chốt của Berkshire - đã có một năm tuyệt vời... Nhưng tiệc cũng đã tàn. Có một điều chắc chắn là lợi nhuận trong lĩnh vực bảo hiểm, bao gồm cả phần của chúng ta, sẽ giảm mạnh trong năm 2008 này. Giá cả giảm, và những khoản mất mát chắc chắn tăng. Cho dù nước Mỹ có trải năm thứ 3 liên tiếp sụt giảm kinh tế, lợi nhuận từ lĩnh vực này có thể sẽ giảm 4% hoặc hơn. Nếu sóng gió nổi lên trong nền kinh tế, kết quả sẽ còn tệ hơn".
Về các nhà quản lý và phương pháp quản lý: "Hầu hết những viên quản lý (gia nhập Berkshire) không làm việc vì động cơ tài chính. Nhiều người đã bán cho chúng ta công ty của họ với một khoản tiền lớn rồi điều hành nó, đơn giản vì họ thích thế chứ không phải vì họ cần tiền. Tất nhiên là họ mong muốn được trả tiền sòng phẳng nhưng tiền không phải là yếu tố duy nhất khiến họ làm việc hăng hái và hiệu quả.
Mục tiêu phấn đấu ở các CEO của chúng ta không phải là việc giành được vị trí của tôi mà là những chiến lược dài hạn cho công việc kinh doanh của họ. Những quyết định được họ đưa ra từ bây giờ phải được người khác "khắc cốt ghi tâm" mãi mãi. Tôi nghĩ rằng chính cơ cấu quản lý độc đáo và khó lòng bắt chước của chúng ta đã mang lại cho Berkshire một lợi thế thực sự.
Susan tới Công ty Borsheims 25 năm trước và làm nhân viên bán hàng với mức lương 4USD một giờ. Mặc dù cô ấy thiếu kiến thức nền tảng về quản lý, tôi đã không ngần ngại đưa cô lên làm CEO vào năm 1994. Cô ấy thông minh, sắc sảo, yêu thích kinh doanh và thân ái với đồng nghiệp. Những phẩm chất trên có thể đánh bại một người có bằng MBA bất cứ lúc nào... Ngẫu nhiên, cả tôi và Charlie đều không phải là những người coi trọng nền tảng ban đầu. Thay vào đó, chúng tôi tập trung vào khối óc, lòng đam mê công việc và tính chính trực".
Những nhân tố làm nên một công ty thành công: "Cố nhiên là một công ty lớn phải có một "tường thành" vững chãi để bảo vệ những khoản lợi nhuận khổng lồ trong nguồn vốn đầu tư. Sự năng động của chủ nghĩa tư bản cho phép các đối thủ cạnh tranh có thể tấn công nhiều lần bất cứ thành trì nào đang kiếm được lợi nhuận cao. Do đó, một biện pháp tự vệ khôn ngoan như là công ty chuyển thành nhà sản xuất giá rẻ (GEICO, Costco), bành trướng thành một thương hiệu mạnh toàn cầu (Coca Cola, Gillette, American Express) là yếu tố then chốt của thành công lâu dài. Lịch sử kinh doanh chứng kiến rất nhiều những "Roman Candles", (ngọn nến La Mã) - những công ty không đủ sức tự vệ và nhanh chóng bị xóa sổ.
Chính tiêu chuẩn vững bền khiến chúng ta phải loại bỏ các công ty đối thủ trong kinh doanh và hướng tới sự thay đổi liên tục và nhanh chóng. Mặc dù "sự hủy diệt đầy sáng tạo" này có lợi với xã hội, nó cũng có những hạn chế nhất định. Một "tường thành" phải được xây dựng lại không ngừng cuối cùng sẽ dẫn tới việc chẳng còn tường thành nữa.
Lưu ý rằng American Express và Wells Fargo cùng được sáng lập bởi Herry Wells và William Fargo, Amex năm 1850 và Wells năm 1852. P&G và Coke lần lượt xuất hiện vào năm 1837 và 1886. Sự khởi đầu không phải là điểm mạnh của chúng ta.
Một CEO xuất sắc là một tài sản quý báu với mọi công ty... Nhưng nếu một công ty đòi hỏi một siêu sao để tạo ra những thành quả vĩ đại, khó lòng mà nói đó là một công ty vĩ đại được".
Tái đầu tư lợi nhuận: "Chẳng có luật lệ nào buộc bạn phải đầu tư tiền vào lại chỗ bạn vừa kiếm được. Quả thực, đó là một sai lầm thường mắc phải: sự thật là một công ty thành công, thu được nhiều lợi nhuận rồi đầu tư vào tài sản hữu hình, chứ không phải mở rộng quá trình tái đầu tư phần lớn khoản lợi nhuận họ vừa kiếm được với suất sinh lợi cao. Một công ty cần tăng vốn để kích thích tăng trưởng, có thể chứng tỏ đó là một khoản đầu tư thích đáng... Nhưng tốt hơn hết là có một dòng lợi nhuận tăng lên vô hạn, mà hầu như không cần đến nhu cầu lớn về tư bản. Hãy hỏi thử Microsoft hay Google xem.
Loại công ty tệ nhất là công ty tăng trưởng nhanh chóng, đòi hỏi một nguồn vốn khổng lồ để kích thích tăng trưởng, rồi sau đó thu về rất ít hoặc chẳng thu được gì. Hãy liên tưởng tới ngành hàng không. Một lợi thế cạnh tranh vững chãi đã tồn tại kể từ thời anh em nhà Wright. Thực vậy, nếu một nhà đầu tư biết nhìn xa trông rộng xuất hiện tại Kitty Hawk, anh ấy ắt hẳn đã giúp cho người kế nhiệm của mình một đặc ân lớn bằng việc hạ bệ Orville".
Tiêu chuẩn thành công: "Chúng ta không đánh giá sự phát triển đầu tư của mình bằng việc giá cả thị trường ra sao trong những năm nhất định. Thay vào đó, chúng ta tính toán hiệu quả hoạt động bằng 2 phương pháp vẫn được áp dụng cho các công ty thuộc sở hữu của tập đoàn. Đầu tiên là khoản tăng lợi nhuận, với khả năng kiếm được trong điều kiện cho phép của thị trường. Thứ hai, chủ quan hơn, là "tường thành" của đối thủ - những lợi thế làm cạnh tranh - liệu có được mở rộng hơn mỗi năm?"
Về người kế nhiệm: "Năm ngoái, tôi nói với các bạn là chúng tôi sẽ nhanh chóng hoàn thiện kế hoạch tìm người kế vị cho công việc đầu tư tại Berkshire, và hiện thời chúng tôi chắc chắn đã xác định được 4 ứng cử viên có thể kế tục tôi trong việc quản lý đầu tư. Hiện nay họ đang quản lý những khoản tiền quan trọng, và biểu hiện sự hứng thú đặc biệt với việc tới Berkshire làm việc nếu được mời. Hội đồng biết điểm mạnh của cả 4 người, và kì vọng sẽ thuê được một người hoặc hơn nếu nhu cầu phát sinh. Các ứng viên còn trẻ, khoảng trung niên, có tham vọng và khả năng làm giàu, và đều ao ước được làm việc cho Berkshire vì những lý do trên cả vấn đề tiền bạc.
Tôi đã miễn cưỡng gạt bỏ ý nghĩ mình sẽ tiếp tục điều hành danh mục đầu tư của Berkshire sau khi chết, cũng như từ bỏ hy vọng mang đến cho cụm từ "thinking outside the box" (nghĩ bên ngoài chiếc hộp - suy nghĩ sáng tạo) một ý nghĩa mới".
(Theo Emotino, Forbes)
No comments:
Post a Comment