"Monitor Queen" là biệt hiệu của người phụ nữ 41 tuổi Mary Tiong chuyên thu mua hàng nghìn màn hình PC cũ về Malaysia để sửa chữa và bán lại ở những nước nghèo, chủ yếu là Đông Nam Á.
Tiong cho biết công ty Second Life của cô có mục tiêu bảo vệ môi trường và hỗ trợ xã hội. Theo đó, nó góp phần xóa bỏ đống rác công nghệ ở Mỹ và đáp ứng nhu cầu thiết bị tối thiểu ở các nước đang phát triển.
Từ 2005 đến nay, Second Life đã gửi 35 container đến các cơ sở tái chế ở Kuala Lumpur và Penang (Malaysia). Mỗi container chứa khoảng 2.000 máy tính hoặc 800 - 1.000 màn hình. Tại đây, công nhân sẽ kiểm tra và sửa chữa linh kiện hỏng, thay vỏ màn hình mới. Tiong không có ý tưởng phá hủy chúng rồi dùng vật liệu đó để chế tạo sản phẩm khác.
Nhà xưởng của cô tràn ngập máy tính lấy từ các trường học, công ty dược phẩm, văn phòng... ở Mỹ với giá 10 USD trở xuống. "Nhưng nếu bạn có thể làm cho chúng hoạt động tốt và khiến ai đó dùng chúng, giá trị đó không chỉ là vài USD", Tiong nói.
Sau khi làm nhà phân phối cho công ty Lite-On (Đài Loan), Tiong đến Mỹ vào năm 1998. Tại đây, cô bắt đầu mua hàng loạt container màn hình và chuyển về Malaysia. Sau khi được tái chế tại nhà máy, sản phẩm làm mới sẽ đến với các nước như Việt Nam, Indonesia, Argentina... Hiện, doanh thu hàng năm của công ty Second Life vào khoảng 500.000 USD.
(Theo VnExpress)
Tiong cho biết công ty Second Life của cô có mục tiêu bảo vệ môi trường và hỗ trợ xã hội. Theo đó, nó góp phần xóa bỏ đống rác công nghệ ở Mỹ và đáp ứng nhu cầu thiết bị tối thiểu ở các nước đang phát triển.
Từ 2005 đến nay, Second Life đã gửi 35 container đến các cơ sở tái chế ở Kuala Lumpur và Penang (Malaysia). Mỗi container chứa khoảng 2.000 máy tính hoặc 800 - 1.000 màn hình. Tại đây, công nhân sẽ kiểm tra và sửa chữa linh kiện hỏng, thay vỏ màn hình mới. Tiong không có ý tưởng phá hủy chúng rồi dùng vật liệu đó để chế tạo sản phẩm khác.
Nhà xưởng của cô tràn ngập máy tính lấy từ các trường học, công ty dược phẩm, văn phòng... ở Mỹ với giá 10 USD trở xuống. "Nhưng nếu bạn có thể làm cho chúng hoạt động tốt và khiến ai đó dùng chúng, giá trị đó không chỉ là vài USD", Tiong nói.
Sau khi làm nhà phân phối cho công ty Lite-On (Đài Loan), Tiong đến Mỹ vào năm 1998. Tại đây, cô bắt đầu mua hàng loạt container màn hình và chuyển về Malaysia. Sau khi được tái chế tại nhà máy, sản phẩm làm mới sẽ đến với các nước như Việt Nam, Indonesia, Argentina... Hiện, doanh thu hàng năm của công ty Second Life vào khoảng 500.000 USD.
(Theo VnExpress)
No comments:
Post a Comment